Trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường, các sản phẩm của doanh nghiệp đều phải trải qua công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt. Trong doanh nghiệp nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm này thuộc về bộ phận QC. Vậy QC là gì? Các bạn hãy cùng HRchannels tìm hiểu tất tần tật thông tin về ngành QC nhé!
[b]1. QC là gì?[/b]
QC là viết tắt của Quality Control, có nghĩa là kiểm tra chất lượng. Trong hệ thống quản lý chất lượng, QC là công đoạn kiểm soát, kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. Công việc của QC thường được thực hiện đan xen với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra luôn đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng.
Ngày nay với sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ hiện đại mà quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chất lượng sản phẩm sẽ được kiểm soát xuyên suốt quá trình sản xuất, chứ không đợi đến khi hoàn thành rồi mới đem đi kiểm tra.
Nhu cầu tuyển dụng QC có ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, phát triển phần mềm, sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc, cơ khí,… Mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ có phương thức quản lý chất lượng khác nhau. Nhờ vậy mà các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra, cũng như phù hợp với yêu cầu của thị trường và khách hàng của doanh nghiệp.
[b]2. Nhiệm vụ chính của QC là gì? [/b]
Phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà nhiệm vụ của QC sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bất kể là trong ngành nào thì mục tiêu chính của QC luôn là đảm bảo sản phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng trước khi được bán cho người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn chất lượng thường bao gồm các tiêu chuẩn nội bộ, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đúng quy định pháp luật và đảm bảo các quy định về sức khỏe và an toàn.
Nhiệm vụ của QC là tìm ra các sai sót trên sản phẩm, ghi nhận lại và trả lại các sản phẩm lỗi để sửa chữa. Trong một số ngành, QC chính là người phụ trách việc sửa chữa các sản phẩm lỗi hoặc họ phải tiến hành việc thử nghiệm sản phẩm, để biết được sản phẩm có hoạt động tốt hay không và tìm ra những điểm cần khắc phục trong quá trình sản xuất. QC hoàn toàn có quyền quyết định chấp nhận hoặc là từ chối sản phẩm.
[b]3. Những yêu cầu khi làm việc trong ngành QC[/b]
Để làm việc trong ngành QC, trước tiên bạn cần hiểu rõ về công việc này, cũng như bạn phải có sự đam mê và yêu thích công việc. Trong đó yếu tố đam mê giữ vai trò then chốt quyết định bạn có đạt được thành công trong ngành QC hay không. Vì vậy khi định hướng nghề nghiệp bạn nên suy xét kỹ lưỡng, để nhận biết rõ xem bản thân có thực sự yêu thích nghề QC hay không.