Trước khi ra trường, chắc hẳn sinh viên nào cũng đau đầu vì quá trình xin và thi tuyển thực tập để làm đề án hoặc luận văn tốt nghiệp. Lựa chọn những công ty, doanh nghiệp nhỏ thì kinh nghiệm lấy được không nhiều, không được tiếp xúc với nhiều thông tin thực tiễn khác nhau, nhưng tìm đến những tập đoàn hay tổ chức lớn, có điều kiện học hỏi phong phú và đa dạng thì họ lại có yêu cầu khắt khe, khó khăn đối với cả sinh viên chưa tốt nghiệp, còn ít kinh nghiệm việc làm. Chính vì thế, việc tập hợp, tìm hiểu và chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn thực tập sẽ là quá trình chắc chắn mà ai cũng cần trải qua để đảm bảo cho cơ hội thực tập sinh của mình được nâng cao hơn trước vô vàn đối thủ cạnh tranh cùng trường, cùng khoa cũng như cùng ngành, cùng lĩnh vực từ khắp nơi.
Chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn thực tập để giúp bản thân nâng cao cơ hội việc làm trong giai đoạn quan trọng đầy cạnh tranh này. (nguồn Internet)
Nhiều người cho rằng, với sinh viên chưa ra trường thì kinh nghiệm ai cũng chỉ là con số không, không quá quan trọng, không ai hơn ai nhưng đó là một tư duy hoàn toàn sai lầm. Vì trong quá trình học tập, rất nhiều sinh viên đã tự lực cánh sinh khi tìm mọi cách kiếm việc làm thêm, bươn chải với xã hội, tiếp xúc với thực tế trong nhiều công việc part time khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như ngành dịch vụ khi làm nhân viên bán hàng part time hoặc online, làm phục vụ viên theo ca tại các cửa hàng, nhà hàng, quán ăn, hoặc làm cộng tác viên dịch thuật, cộng tác viên báo chí, cộng tác viên marketing, làm dự án các event, sự kiện...
Dù là làm việc trong ngành và lĩnh vực nào thì đó cũng đã trở thành một lợi thế cực kỳ lớn giúp họ tích góp rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân và cho công việc sau này, quan trọng nhất là cho chính quá trình phỏng vấn và xin thực tập sinh tại thời điểm năm cuối. Do đó, đừng trông chờ nhà tuyển dụng sẽ dễ dãi đối với sinh viên chưa tốt nghiệp trong lĩnh vực kinh nghiệm làm việc hay công tác mà họ vẫn sẽ đưa ra rất nhiều những câu hỏi phỏng vấn thực tập liên quan tới kỹ năng, kinh nghiệm mà sinh viên có được từ quá khứ.
Chỉ là họ sẽ không yêu cầu quá cao về năng lực chuyên môn hay nghiệp vụ mà sẽ đánh giá dựa trên một số yếu tố, kỹ năng cơ bản mà bạn gặt hái được từ công việc làm thêm của mình. Ví dụ như khi làm phục vụ tại nhà hàng, quán ăn, bạn sẽ có được kỹ năng chăm sóc khách hàng, khi làm nhân viên bán hàng, bạn sẽ có kỹ năng tư vấn sản phẩm, hoặc khi làm cộng tác viên dịch thuật, bạn có kỹ năng biên dịch ngoại ngữ, kỹ năng viết lách và tin học văn phòng thành thạo... Đó là nền tảng cơ bản để nhà tuyển dụng đánh giá sinh viên dựa trên những câu hỏi phỏng vấn
thực tập thích hợp được đưa ra cho từng ứng viên cụ thể.
Cho dù là sinh viên cũng cần có kỹ năng, kinh nghiệm cơ bản trong quá khứ để gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình phỏng vấn. (nguồn Internet)