I. Về ứng dụng của than hoạt tính
Than hoạt tính là một dạng của carbon được xử lý để có những lỗ rỗng bé thể tích nhỏ để tăng diện tích bề mặt cho dễ hấp phụ hoặc tăng cường phản ứng hóa học. Do mức độ vi mao quản cao, chỉ một gam than hoạt tính có diện tích bề mặt vượt quá 800 – 1000 m2, được xác định bởi phương pháp hấp phụ khí. Một mức độ hoạt hóa đủ cho ứng dụng có ích có thể đạt được duy nhất từ diện tích bề mặt cao, hơn nữa, sự xử lý hóa học thường làm tăng tính chất hấp phụ. Nguồn
Wiki
Than hoạt tính được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cự thể:
- Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp cụ thể như: dùng làm chất độn trong sản xuất cao sư, sản xuất các loại vật liệu cơ học và trong một số nghành công nghiệp khác.
- Ứng dụng trong lĩnh vực y tế: Tác dụng xử lý các chất độc, sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, sản xuất các khẩu trang, mặt nạ phòng độc.
- Ứng dụng trong nông nghiệp: Sử dụng để cải tạo đất trồng, xử lý nước thải trong các ao hồ.
- Ứng dụng trong lọc nước: Tác dụng trong việc loại bỏ các tạp chất hữu cơ độc hại, hóa chất, thuốc trừ sâu có trong nước. Tìm hiểu thêm: Cách lọc nước bằng than hoạt tính
II.Quy trình sản xuất than hoạt tính
Quá trình sản xuất than hoạt tính xảy ra theo hai quy trình chính gồm:
1. Quy trình than hóa- Gáo dừa thu hái phải là loại gáo dừa già, độ ẩm không quá 15%.
- Đập gáo dừa thành mảnh nhỏ khoảng 3×5 mm. Sàng thu cỡ hạt.
- Chuẩn bị lò: Lò được gia nhiệt 400 – 500 độ C bằng cách đốt 1 bếp. Dùng xẻng cho gáo dừa đã chọn vào lò qua đường hộp khói. Một lò mỗi giờ vào ra 50kg. Lò xoay 2-3 vòng/phút, than đi qua lò mất 50 – 60 phút. Quá trình này gọi là quá trình than hóa.
2. Quy trình hoạt hóa
- Chuẩn bị lò: Đốt lò trước để đạt nhiệt độ, thấy nhiệt độ lên chậm phải tăng phun dầu. Khi đạt 800 độ C có thể nạp than vào lò. Trước đó lò hơi nước đã đốt sản đảm bảo áp suất quy định.
- Sau khi kiểm tra thấy các điều kiện đạt mới cho than vào lò. Phản ứng hoạt hóa xảy ra như sau: Cn + H2O = Cn-1 + H2 + CO – O
- Phản ứng này thu nhiệt nên phải cấp nhiệt liên tục.
- Phản ứng hoạt hóa xảy ra chậm. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra và tăng nhiệt độ lên khoảng 900 – 950 độ C để quá hoạt hóa xảy ra nhanh hơn.