Tôi thích bạn và tất cả mọi thứ về bạn
rubiru > 10-20-2012, 05:15 AM
Tham khảo
I Like You and Everything About You
Attitudes affect beliefs by making them more coherent
Published on June 11, 2010 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
Khi bạn nhìn lại những mối quan hệ của bạn với mọi người (và ngay cả với những sản phẩm), có 1 kiểu mẫu chung. Bạn gặp họ, và bạn có 1 cảm giác về tổng thể là bạn thích họ. Khi bạn nghĩ về lý do tại sao bạn thích họ, hầu như những tính cách tuyệt vời xuất hiện trong đầu bạn. Một thời gian sau đó, nếu có điều gì trục trặc với mối quan hệ, bạn nhìn lại và nhận ra có những tính cách ở người đó mà bạn dường như đã bỏ qua. Và sau đó bạn đổ lỗi cho bản thân vì không nhìn thấy những điểm tiêu cực ngay từ lúc bắt đầu mối quan hệ.
Nhưng có những cơ chế tâm lý mạnh mẽ ảnh hưởng đến những niềm tin của bạn theo cách tạo ra cảm giác rằng có 1 mức độ nhất quán cao trong những điều bạn thích và không thích. Nhiều cơ chế trong số đó được mô tả bởi Leon Festinger trong những năm 1950 trong lý thuyết của ông về sự không hoà hợp nhận thức (cognitive dissonance) và nhiều cơ chế gần đây được hợp nhất thành những lý thuyết của Paul Thagard trong 1 bài báo trên tờ 'Behavioral and Brain Sciences' năm 1989; và Steve Read và Amy Marcus-Newhall trên tờ 'Journal of Personality and Social Psychology' năm 1993
Những lý thuyết đó đề xuất rằng bạn có những thái độ (Tôi thích người này), thông tin về họ (Người này hài hước; người này ích kỷ), và những niềm tin (Tôi thích những người hài hước, Tôi không thích những người ích kỷ).
Khi bạn thích ai đó, bạn có xu hướng củng cố tất cả những thông tin bạn có để nhất quán với thái độ đó. Vì vậy, khi bạn nghĩ về lý do tại sao bạn thích 1 người, bạn sẽ tập trung vào những phẩm chất như sự hài hước hơn là những phẩm chất như tính ích kỷ. Đôi khi, những tính cách tiêu cực còn được bạn tái diễn giải.
Về bản chất, những cơ chế đó làm cho những niềm tin về tổng thể của bạn có vẻ nhất quán.
Những thái độ của bạn ảnh hưởng đến sức mạnh của những niềm tin của bạn. Điều đó có nghĩa là sức mạnh của những niềm tin thay đổi theo thời gian. Bởi vì điều này xảy ra bên ngoài nhận thức của bạn, bạn sẽ không nhận ra sức mạnh của những niềm tin của bạn thay đổi theo thời gian. Và bạn sẽ không nhận thấy những niềm tin đó đã thay đổi vì những thái độ của bạn. Thay vào đó, kinh nghiệm của bạn sẽ cho thấy mọi điều bạn có thể suy nghĩ phù hợp với thái độ của bạn.
Nếu có điều gì đó xảy đến làm thay đổi thái độ của bạn thì sau đó nó cũng sẽ làm thay đổi sức mạnh của những niềm tin của bạn. Bạn quyết định sẽ không còn thích 1 người quá nhiều có thể làm bạn nhận thấy những tính cách tiêu cực của anh ta nhiều hơn.
Điều tương tự cũng xảy đến với những sản phẩm và thậm chí với những niềm tin của bạn trong những tranh luận. Ví dụ, lần đầu tiên bạn nhìn thấy 1 cái iPad, bạn có thể rất sung sướng về nó. Nếu bạn quyết định rằng bạn muốn có 1 cái iPad thì sau đó bạn sẽ tập trung vào những đặc tính đáng mơ ước của nó, như số lượng những ứng dụng, khả năng đọc sách hoặc xem phim. Những đặc tính dở có thể không quan trọng bằng. Ai đó không phấn khích trước iPad có thể sẽ tập trung vào những đặc tính tiêu cực của nó. Như nó đắt tiền, nhiều ứng dụng phải trả tiền. Đối với mỗi người, sức mạnh của những niềm tin liên quan đến iPad sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ tổng thể của người đó đối với iPad.
Thậm chí có bằng chứng cho thấy những cơ chế này có hiệu quả khi các bồi thẩm đoàn đưa ra những quyết định về vụ án. Dan Keith Holyoak và Dan Simon nghiên cứu những người chơi trò đóng vai bồi thẩm đoàn trong 1 bài báo năm 1999 trên tờ 'Journal of Experimental Psychology'. Họ phát hiện thấy, khi những bồi thẩm đoàn tin là ai đó có tội, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào những bằng chứng nhất quán với tội đó hơn là những bằng chứng nhất quán với sự vô tội. Ngược lại, khi các bồi thẩm đoàn tin là ai đó vô tội, họ dựa nhiều hơn vào những thông tin nhất quán với sự vô tội hơn là những bằng chứng nhất quán với sự có tội.
Bạn có thể làm được gì?
Biết rằng bạn đang hướng đến sự nhất quán. Sự nhất quán tạo ra 1 cảm giác rằng những niềm tin của bạn ủng hộ những thái độ của bạn. Sự nhất quán sẽ đóng vai trò mạnh mẽ nhất trong những thái độ của bạn khi bạn dựa vào những cảm xúc để điều khiển những hành động của bạn. Và trong nhiều trường hợp, đó là điều tốt vì không đáng để phân tích quá mức mối quan hệ của bạn với bạn bè hoặc chỉ đơn giản là những vụ mua sắm cho bản thân.
Nhưng khi những quyết định là rất quan trọng, nó có thể đáng để đi xa hơn những cảm xúc của bạn. Nếu 1 mối quan hệ lãng mạn trở nên nghiêm túc hơn, hoặc nếu bạn phải đưa ra 1 quyết định lớn ( như bạn là bồi thẩm đoàn), thì bạn cần phân tích có hệ thống về mối quan hệ giữa kiến thức, thông tin và những thái độ của bạn. Hãy xem xét cẩn thận hơn những điều bạn biết là chúng không nhất quán với những thái độ của bạn. Kết quả là, bạn có thể thích mọi người mà không phải thích tất cả mọi thứ về họ.
Nguồn: psychologytoday.com