Mùa hè, trái cây, nước đá là thú vui "chiêu đãi" vòm họng của không ít người. Tuy nhiên, thực phẩm luôn là con dao hai lưỡi. Những thứ tưởng chừng tươi mát tức thì lại có thể khiến cơ thể trở nên xấu xí vì phát nhiệt. Những thực phẩm sau đây đã từng được không ít người nhầm lẫn vì công dụng giải nhiệt của mình.
Nước đá lạnh hoặc các thực phẩm tính hàn
Nước đá lạnh có thể giúp giải nhiệt tức thì nhưng lại ngăn cản mồ hôi tiết ra, gây bất lợi cho cơ thể trong việc lưu thông máu.
Muốn giải nhiệt, đầu tiên nên uống nước nóng để các lỗ chân lông giãn nở, mồ hôi thoát ra.
[FONT=Arial]
[/FONT] Các thực phẩm vốn mang tính hàn như dưa hấu, lê, dừa, dứa hoặc những đồ ăn có vị chua rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên dùng nhiều vì sẽ có thể kích thích tỳ vị, dạ dày, ảnh hưởng dịch dạ dày bài tiết và làm giảm cảm giác thèm ăn, gây ra tiêu hóa không tốt, chán ăn, phần bụng đau sưng, đi ngoài...
Hơn thế nữa, những trái cây khi để lạnh có thể khiến vòm họng bị kích thích, gây ra các phản ứng không tốt như đau răng hoặc viêm lợi.
Nhóm trái cây tưởng "mát" mà "nóng"
Trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì chứa nhiều sinh tố, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên bên cạnh lượng nước dồi dào, các loại trái cây tươi còn chứa lượng đường lớn. Các loại hoa quả chứa nhiều đường khi dùng nhiều có thể “chuyển hệ” từ mát sang nóng, gây nhiều triệu chứng bệnh khó chịu cho cơ thể. [FONT=Arial] [/FONT] [FONT=Arial]1. Vải, nhãn
[/FONT] Vải, nhãn là trái cây thơm ngọt rất phổ biến trong mùa hè. Tuy nhiên, thành phần vải hay nhãn đều có nhiều đường, lại có tính nhiệt nên không nên ăn nhiều hơn 7-8 quả vải hoặc một chùm nhãn nhỏ 1 ngày để tránh phát nhiệt, chảy máu cam.
[FONT=Arial]2. Xoài
[/FONT] Xoài thực chất không được xếp vào loại trái gây nóng hay lạnh bởi chúng thuộc tính bình, vì vậy nhiều người coi ăn xoài vào mùa hè ở mức độ vừa phải sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
[FONT=Arial]
[/FONT] Tuy nhiên, ăn bao nhiêu là đủ, loại xào nào mang tinh nhiệt lại ít người biết. Các loại xoài cát chín mọng do có lượng đường cao nên mang tính nóng, ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, trẻ em mọc mụn, rôm sảy.
[FONT=Arial]3. Quả đào
[/FONT] Đào không có vị ngọt gắt nên thường không bị xếp vào nhóm thực phẩm tính nóng. Ngoài ra, trong đào còn chứa hàm lượng sắt rất phong phú, còn có protein, đường, kẽm, pectin…có lợi cho người thiếu máu và phòng tránh táo bón. Nhưng ăn đào quá nhiều, đặc biệt trong mùa hè ó thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác.
[FONT=Arial]4. Quả ổi
[/FONT] Cũng như xoài, ổi được coi là nóng hay mát phụ thuộc vào giống ổi.Loại ổi Thái, ổi xá lỵ nhiều nước, ít ngọt, vị chua tính mát, nhưng nếu ăn cả vỏ sẽ có nguy cơ bị “tác dụng phụ”: táo bón. Giống ổi ngọt, vỏ mềm ăn nhiều sẽ bị nóng trong.
5. Vú sữa
[FONT=Arial]
[/FONT] Vú sữa nhiều nước, vị ngọt mềm dễ chịu nhưng lại mang tính nóng, ăn nhiều sẽ gây nóng trong. Ngoài ra, phần vỏ vú sữa có nhiều chất chát, ăn nhiều có thể gây táo bón.