-
Đừng che đậy chứng nghiện
tincaytuyetdoi3112 > 03-10-2011, 04:11 PM
Các bạn nghiện tại trung tâm Đức Thanh Tâm đã quen thuộc với cái tên Ragnar Larussion, một tư vấn chuyên nghiệp của chương trình AA(Alcoholics Anony-mous –những người nghiện rượu ần danh) và NA (Narcotics Anonymous –những người nghiện ma túy ẩn danh ) từ Đan Mạch.
Họ gọi ông với cái tên thân mật là thầy, là bác và là bố. Đối với họ, ông đúng là người hùng. PV có dịp trao đổi ngắn về cuộc đời và sự nghiệp của ông tại Việt Nam.
·Phóng viên: Ông hiểu thế nào về chứng nghiện?
-Ragnar Larussion: Tôi là người nghiện rượu. Khi mới 16 tuổi, tôi đã bắt đầu uống rượu. Trong nhiều năm, tôi không hề nghĩ rằng rượu là vấn đề rắc rối đối với tôi. Tôi cứ nghĩ mình là đàn ông thì phải uống rượu và uống được thì phải bỏ được. Cho đến năm 25 tuổi, rượu thật sự là người thân thiết của tôi. Tôi uống vô độ và uống bất kể khi nào. Gia đình bắt đầu khuyên nhủ tôi hạn chế dần và bỏ rượu. Tôi chối phăng. Tôi bắt đầu nói dối và bảo rằng tôi chỉ uống ít thôi. Tôi đã gây không ít rắc rối cho gia đình .Tôi thấy xấu hổ sau mỗi lần say.Tôi cứ viện cớ với gia đình tôi uống là do buồn, do công việc …
Đứng lên từ sự giúp đỡ .
·Điều gì đã giúp ông cai nghiện được?
-Tôi đã cố bỏ, nhưng tôi không làm được. Bỏ được một tuần thì dễ, thỉnh thoảng tôi cũng ngưng được một tháng, nhưng rồi chứng nào tật ấy. Mỗi lần tái nghiện, tình trạng của tôi lại tồi tệ hơn. Đến năm tôi 38 tuổi, tôi đã cảm thấy mình tuyệt vọng thật sự. Gia đình không muốn nhìn mặt tôi nữa, bạn bè cũng xa lánh dần. Tôi mất việc, không có tiền. Mẹ mất.Tôi nhớ mình đã uống đến mức không biết gì sau đám tang của mẹ. Tôi hầu như chẳng còn biết gì vào lúc đó nữa. Đường cùng, tôi bắt đầu quyết từ bỏ, nhưng rồi cũng không thành. Tôi bắt đầu nghĩ đến một người bạn.Tôi gọi cho anh ấy nhờ giúp đỡ.
·Điều gì ở người bạn ấy khiến ông gọi điện nhờ giúp đỡ?
-Bạn tôi cũng là một người nghiện rượu. Lúc đó anh ấy đã bỏ rượu được 2 năm. Anh ấy đã đi cai nghiện và bỏ được. Mỗi lần gặp tôi, anh ấy lại khuyên tôi nên vào trung tâm cai. Ban đầu tôi từ chối và tránh không gặp mặt anh ấy, nhưng mãi đến năm 1982, tôi nhớ là tháng 12 tôi đã uống ròng trong 3 ngày. Sang ngày thứ tư, tôi tỉnh dậy và không thể nào đứng lên được. Tôi không còn ai bên cạnh, nên đã gọi đến người bạn ấy, tôi chỉ mong sao có người hiểu tôi và giúp đỡ tôi lúc đó. Anh ấy đã đến.
·Người bạn ấy đã giúp đỡ ông thế nào?
-Tôi được anh ấy giới thiệu đến chương trình 12 bước dành cho những người nghiện rượu ẩn danh (AA).Qua chương trình tôi hiểu được chứng nghiện là một căn bệnh. Nó cũng giống bao nhiêu căn bệnh khác như ung thư, tiểu đường …Và nếu tôi muốn sống, thì tôi phải bỏ nó hoàn toàn. Chứng nghiện ảnh hưởng đến toàn bộ con người, từ tâm, trí và thể. Nó phá hủy mọi thứ. Bạn phải thừa nhận bạn là người nghiện và bạn chẳng thể nào tự khống chế được cơn nghiện của mình. Bạn đã bất lực với nó nên cần phải có người khác giúp bạn trong sạch.
·Có lúc nào ông cảm thấy mình bị thúc đẩy muốn uống lại không?
-Rất nhiều lần nhưng tôi đã biết liên lạc với nhà tư vấn và cố sống với chương trình 12 bước, hứa mình trong sạch từng ngày một. Tôi cũng đến họp mặt nhóm với hội những người đã sạch. Chúng tôi học lẫn nhau cách giữ mình ở trong cuộc họp này. Tôi cũng đã bắt đầu thay đổi cách sống hằng ngày của mình.Tôi không còn gặp lại những người bạn đang còn nghiện nữa. Giờ tôi đã thấy mình trở lại con người bình thường khi không rượu.
·Nhiều người cho rằng nghiện ma túy là không bao giờ bỏ được. Ông nghĩ sao về điều này?
-Đây là một quan điểm không đúng. Có hàng trăm, ngàn người nghiện đã bỏ được và còn có một công việc làm tốt nữa. Nhưng có hai điều kiện quan trọng là: bản thân người nghiện muốn bỏ và phải tìm cho ra nơi cai nghiện đúng. Tôi tin hoàn toàn vào chương trình 12 bước của Những người nghiện ẩn danh. Bạn thấy đấy, tôi cũng đã sạch rồi. Có nhiều người nghiện ở Việt Nam cũng đã bỏ được qua chương trình 12 bước. Hiện tại có một số bạn đang làm việc cùng với tôi ở đây.
·Hiện ông đang làm với những người nghiện ma túy. Ông nhìn thấy họ thế nào?
-Người nghiện cũng là những người bình thường. Có điều họ đang bệnh. Họ đang bị bệnh nghiện ma túy và bản thân họ không tự chữa cho bản thân mình được. Họ cần được giúp đỡ để khỏe bệnh. Bạn không thể nào trách cứ ai đó khi bạn bị bệnh, mà chúng ta phải dạy họ cách ngừng chơi ma túy thế nào. Chúng ta phải dạy cho họ biết có trách nhiệm để giữ mình tránh xa ma túy.
·Đã gọi là chứng nghiện, thì ở đâu cũng có. Vậy tại sao ông lại chọn Việt Nam?
-Tôi không phải là người chọn Việt Nam, mà một người khác đã quyết định cho tôi. Sau chuyến thăm Việt Nam lần đầu, tôi đã quyết định ở lại Việt Nam.
·Từ khi ông bắt đầu làm việc ở đây, ông gặp những khó khăn nào?
- Nhiều lắm. Mọi thứ đều rất khác so với những gì tôi đã từng quen: từ thời tiết, văn hóa, ngôn ngữ và con người ở đây cũng khác… Nhưng công việc thì tôi thích. Tôi học được nhiều điều mới mỗi ngày.
·Ông là người nghiện rượu, có sự khó khăn nào khi điều trị cho người nghiện ma túy?
-Không hề, chứng nghiện thì giống nhau. Dù bạn nghiện ma túy hay rượu, thì bạn cũng là người bất lực với nó. Bạn luôn bị chất nghiện khống chế, chính vì vậy, tôi luôn nhắc mình: tôi là người nghiện.
Cần hiểu nghiện là bệnh:
·Ở đây có nhiều sự kỳ thị đối với những người nghiện. Khi ông giới thiệu mình là người nghiện, ông có gặp rắc rối này không?
- Chưa, chưa bao giờ tôi bị kỳ thị cả. Tôi giải thích rất rõ là tôi là người nghiện, nhưng tôi không còn nghiện nữa. Bản thân tôi vẫn là người nghiện. Đây là điều tôi đã được học và không muốn phủ nhận. Nó nhắc tôi rằng nếu tôi tái nghiện, tôi lại bất lực và không thế nào ngưng được.
·Ông có thể giới thiệu sơ qua về chương trình này ở Việt Nam?
- Chương trình này được đưa vào Việt Nam từ đầu năm 2006, ứng dụng ở trung tâm Đức Thanh Tâm TPHCM. Lúc đầu chúng tôi chỉ có một cơ sở vừa cắt cơn và phục hồi. Đến giữa năm 2008, chúng tôi đã mở được cơ sở hai (half way house). Đây là mô hình đầu tiên ở Việt Nam. Sau giai đoạn cắt cơn 13 đến 15 ngày tại cơ sở một, các bạn sẽ được chuyển qua cơ sở hai. Ở đây các bạn có cơ hội học nghề, học chương trình lớp 12 bước dành cho người nghiện ma túy, học tư duy tích cực, và vui chơi…Các bạn còn có cơ hội về phép thăm gia đình nữa.
·Một ngày của ông diễn ra thế nào?
-Mỗi buổi sáng thức dậy, câu đầu tiên là lời hứa mình trong sạch trong 24 giờ tới và không còn lo lắng đến chuyện uống lại nữa. Sau đó tôi đến trung tâm Đức Thanh Tâm lúc 7 giờ 30 sáng. Tôi dạy chương trình 12 bước đến 11 giờ. Tôi đi ăn cơm trưa và nghỉ cho đến 1 giờ chiều và bắt đầu tư vấn riêng cho những người bạn có rắc rối trong ngày- có thể là cảm xúc thèm muốn, cảm giác cô đơn và mâu thuẫn với các bạn khác…cho đến 5 giờ chiều. Buổi tối, tôi lên mạng nói chuyện với gia đình hoặc đọc sách, chuẩn bị bài cho ngày mai và đi ngủ lúc 11 giờ đêm.
-Trong ngày tôi có trách nhiệm đối với cảm xúc, suy nghĩ và hành động của tôi.Tôi xin vào câu: Muốn được đối xử như thế nào thì hãy đối xử với người khác như vậy.
Lúc này, sau 25 năm trong sạch , thì chứng nghiện của tôi không còn là rắc rối nữa.
·Ông có điều gì nhắn gởi đến những người nghiện và người không nghiện ở Việt Nam?
-Đừng cố che đậy chứng nghiện của bạn mà hãy biết tìm sự giúp đỡ. Còn ở Việt Nam, nên có thêm thông tin về chứng nghiện và hiểu rõ chứng nghiện là bệnh. Người bệnh cần được giúp đỡ.
Trung tâm Tư vấn & Điều trị cai nghiện ma túy ĐỨC THANH TÂM
Địa chỉ: 461 Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT: (08) 3556 1957
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline 1: 0938 248 828
info@ducthanhtam.com
Hotline 2: 0932 199 855
(08) 3 556 1957-(08) 3 556 4003 -
Đừng che đậy chứng nghiện
pékẹo_98 > 03-10-2011, 04:13 PM
có cáck ckữa nghiện game hơm . . . :-ss