Tại sao bố mẹ hoặc người bạn đời của bạn khó chia vui với bạn
rubiru > 06-26-2013, 09:59 AM
Tham khảo
Why it can be hard for your partner or parent to share your excitement
Published on June 25, 2013 by Suzanne Lachmann, Psy.D. in Me Before We
Khi còn bé, bạn sẽ làm gì nếu bạn được ở 1 mình với 1 cốc kem bạn yêu thích và 1 cái thìa? Đây không phải là thực nghiệm về kẹo dẻo nổi tiếng – không có phần thưởng khi chờ đợi. Và không có ai yêu cầu bạn làm việc gì. Hãy thú nhận điều này: bạn sẽ ăn hết cốc kem. Ngay sau đó. Ngay ở đó. Và sau đó bạn sẽ bị ốm. Bị lấy mất kem, bạn có thể cảm thấy thất vọng, nhưng ăn quá nhiều kem thì bạn giống như 1 chiếc xe đang sắp bị lật vào vực thẳm khoái lạc.
1 điều tốt có thể có quá nhiều, về mặt cảm xúc cũng như cơ thể. Đó là nơi bố mẹ bạn hoặc những người chăm sóc bạn xuất hiện. 1 nghiên cứu về điều này trên tờ Journal of Family Psychology cho thấy 1 người bố/mẹ sẵn sàng về tình cảm tạo nên 1 đứa trẻ có khả năng về tình cảm/cảm xúc. Cụ thể hơn, đó là sự gắn bó với 1 người chăm sóc tạo nên khả năng kiểm soát, điều chỉnh bản thân.
Mẹ của bạn là 1 viên thuốc Valium (thuốc dùng để giảm căng thẳng thần kinh).
Vai trò của 1 người bố/mẹ là đem bạn quay trở lại trạng thái ở giữa – tức là kéo bạn lên khi bạn đang thất vọng cũng như làm dịu bớt sự phấn khích điên cuồng của bạn nếu bạn sắp rơi vào vực thẳm của niềm vui. Với những ông bố bà mẹ, khi sự lo lắng của đứa con của họ giảm thì nỗi lo của 1 người mẹ có thể tăng lên. Và khi 1 đứa trẻ đang lo lắng, bố mẹ cố gắng xoa dịu nỗi lo, động viên bạn và làm bạn bình tâm. Những người trưởng thành trong cuộc sống của bạn có thể không cho phép bạn trở nên “quá lố” ở bất kì điều gì. Điều tương tự có thể đúng với người bạn đời hiện tại của bạn.
Điều này thường xảy ra như thế nào: bạn có 1 ý tưởng hay nhất thế giới – bạn sẽ sơn lại phòng khách nhà bạn bằng màu cam sẫm mà bạn thấy trên Pinterest! Nó sẽ trông rất đẹp! Nhưng khi bạn nói với đối tác về kế hoạch gây chấn động trái đất này thì bạn nhận được 1 cái rụt vai. Có lẽ thay vì sơn phòng khách, thì nó là 1 ý tưởng kinh doanh. Hoặc lên kế hoạch cho 1 chế độ ăn kiêng mới. Nhưng bất kể nó là gì, thì sự phấn khích của bạn nhận được sự thờ ơ, cảnh báo hoặc thậm chí sự hoài nghi.
Hãy nghĩ về điều đó: Khi bạn đang lo, thì người bạn đời của bạn không muốn bạn lo. Khi bạn không lo, thì người bạn đời có thể muốn bạn lo.
Tình thế khó xử này có thể là 1 thách thức lớn. Tại sao đối tác không thể ủng hộ giấc mơ của bạn! Có 2 lý do chính: thứ nhất, đối tác có thể đóng vai trò giống như bố mẹ bạn trước đây – sự hoài nghi của đối tác có làm bạn nghĩ lại về kế hoạch sơn màu cam hoặc ý tưởng kinh doanh sẽ đòi hỏi 1 khoản tiền thế chấp? Cũng giống như sự sẵn sàng về tình cảm của bố mẹ bạn khiến bạn không trở nên “quá nhiều” khi còn bé, thì tình yêu của đối tác của bạn (và không nhất thiết là sự vô cảm, không tin tưởng) có tác động tương tự lên bạn trong hiện tại.
Lời giải thích thứ 2 cho sự lưỡng lự hoăc không sẵn sàng ủng hộ sự phấn khích của bạn có thể đến từ việc niềm vui tăng cao của bạn có thể gây đe dọa cho đối tác khi họ không chia sẻ được niềm vui đó. Đối tác của bạn có thể không biết lí do tại sao họ không thể chia sẻ được sự phấn khích của bạn.
Vậy bạn nên làm gì? Có lẽ thay vì la hét, bạn nên nói “Anh yêu, em nghĩ có lẽ đã đến lúc sơn lại phòng khách.” Bằng cách hiểu được sự phấn khích của bạn, bạn có thể cho phép đối tác chia vui với bạn thay vì làm dịu nó. Và sự lựa chọn được xem xét có thể là sơn lại phòng khách bằng màu hồng vàng và để cho đối tác đánh giá lại ý tưởng mà không làm họ cảm thấy bị đe dọa.
Khi sự phấn khích của bạn gặp phải sự thận trọng, hoài nghi của đối tác giúp bạn đảm bảo rằng sự phấn khích của bạn là thực tế. Nhưng bạn cũng có thể giúp đối tác nhìn thấy tính khách quan của niềm vui của bạn, hoặc bạn có thể cần nhận ra hành vi này trong bạn.
Ở trường hợp đầu tiên, bạn cần nỗ lực nhận ra việc kéo bạn lại có thể là nỗ lực của đối tác ngăn không cho bạn ăn quá nhiều kem. Ở trường hợp 2, bạn có thể cần bình tĩnh giải thích cho đối tác là khi họ muốn làm dịu sự phấn khích của bạn vì nỗi sợ của riêng họ.
Nguồn: PsychologyToday