Thứ nhất, Luôn tự tin
Nhiều học viên sợ mắc lỗi ngữ pháp, lỗi phát âm, lỗi dùng từ, … đến mức không dám nói ra ý tưởng của mình nữa, hoặc có thì cũng như vừa đi vừa dò dẫm, mãi không nói ra được một câu. Nếu căng thẳng, chúng ta chẳng còn tâm trí đâu mà nói nữa, không nghĩ ra được gì cả. Bạn có nói được không khi mà bạn thậm chí không cho mình cơ hội nói? Chắc chắn là không rồi, không có ai không nói mà nói được cả.
Hãy tìm một đoạn lời ghi lại một cuộc nói chuyện của người bản ngữ, bạn sẽ nhận ra rằng văn nói đâu như văn viết. Người bản ngữ cũng nói những câu không đúng ngữ pháp, người nghe vẫn có thể hiểu được. Hãy quan sát đứa trẻ học nói tiếng Việt, nó mắc lỗi rất nhiều, nhưng có lẽ không có người lớn học ngoại ngữ nào tích cực nói nhiều như nó và nói sai nhiều như nó thường chúng ta sẽ quyết định chọn giải pháp an toàn “Thôi không nói nữa” và kết quả là không bao giờ tiến bộ như cách học nói của con trẻ được.
Vì vậy, Tự tin luôn là yếu tố quan trọng cho bất cứ việc gì, đối với việc học nói một ngoại ngữ thì nó càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Thứ hai, Nói cho trôi chảy hay nói cho đúng
Nếu bạn là người rụt rè, nói không trôi chảy… hãy đọc về tầm quan trọng của sự tự tin và bắt đầu thôi! Còn nếu bạn thuộc kiểu thứ hai, nói khá thành thạo nhưng lại chưa chính xác, hãy nói chậm lại và để ý nhiều hơn những gì mình nói, hãy sửa chữa chúng để bạn vừa chính xác vừa trôi chảy, khi đó tiếng Anh của bạn sẽ thật tuyệt vời. Nếu không làm như vậy, những lỗi sẽ ăn sâu và về sau càng khó sửa.
Đừng tham vọng sửa tất cả mọi vấn đề bạn gặp phải, hãy tập trung vào một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, thời gian này tôi sẽ chú ý nói cho đúng thì ngữ pháp hay chia động từ cho đúng ... chứ không để ý được về nối âm, về chọn ngôi. Cứ như vậy, dần dần các vấn đề của bạn sẽ được khắc phục.
Thứ ba, chọn từ sao cho đúng
Rõ ràng là biết ít từ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự tự tin của chúng ta khi nói. Nhưng không phải ai cũng vừa bắt đầu mà đã học được ba, bốn nghìn từ tiếng Anh ngay. Vậy thì làm sao mà nói khi chúng ta chưa học được nhiều từ lắm? Đơn giản là tìm cách khác để diễn đạt ý mình thôi. Chẳng hạn như khi định nói về con voi mà chúng ta lại không biết từ elephant, thì có thể tả “That’s a really really big animal with large ears. They are in Africa”. Không ai cười mình cả. Nếu người nghe vẫn chưa hiểu thì mình có thể dùng tay để minh họa con voi nó to thế nào.
Trong từng hoàn cảnh khác nhau chúng ta lại dùng các từ ngữ khác nhau, một từ có thể có nhiều nghĩa tùy từng trường hợp chúng ta diễn đạt chúng sao cho đúng và thích hợp. Có nhưng từ chỉ diễn đạt ở trường hợp này mà lại không dùng ở trường hợp khác; có những từ cùng âm nhưng nhiều nghĩa và dùng trong trường hợp này thì thích hợp nhưng trong trường hợp khác thì lại mang sắc thái khác như kiểu: khinh bỉ, ra lệnh. Do vậy trong giao tiếp đặc biệt là những trương hợp trang trọng chúng ta phải lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp để không làm mất sắc thái của từ biểu đạt.
Đó là ba điều cực kỳ quan trọng để có thể nói tốt tiếng Anh nói riêng, và cũng là cho mọi ngoại ngữ nói chung. Nếu chăm chỉ luyện tập và biết cách, không có lý do gì các bạn không nói được tiếng Anh.
SMARTCOM -ENJOY THE VERY BEST!
SMARTCOM ENGLISH CENTER