Tại sao người ta ở trong mối quan hệ dài hạn với đối tác của họ?
rubiru > 02-08-2013, 01:27 AM
Tham khảo sách “Social psychology & Human nature” – trang 374 – Roy F. Baumeister Và Brad J.Bushman
Đó là câu hỏi trung tâm của nhiều năm nghiên cứu của chuyên gia về mối quan hệ Caryl Rusbult (1983). Bà bắt đầu bằng cách lưu ý câu trả lời đơn giản: con người ở trong những mối quan hệ khi họ hạnh phúc và thỏa mãn. Điều này không sai nhưng nó không phải là 1 lời giải thích đầy đủ. Những người thỏa mãn với mối quan hệ của họ có nhiều khả năng ở lại với mối quan hệ đó hơn những người bất mãn, nhưng mối liên kết về thống kê là yếu – có nghĩa là phải có 1 số yếu tố khác.
Cuối cùng Rusbult và các cộng sự của bà đã phát triển được 1 lý thuyết gọi là “mô hình đầu tư” (investment model) với 3 yếu tố. Yếu tố đầu tiên chắc chắn là sự thỏa mãn. Bạn có thích đối tác của bạn không? Bạn có cảm thấy vui mừng khi bạn có mối quan hệ này? Bạn có thích dành thời gian ở bên nhau? Đối tác của bạn có làm bạn hài lòng và thỏa mãn? Nếu những câu trả lời là có thì mối quan hệ có nhiều khả năng tồn tại.
Yếu tố thứ 2 là chất lượng của những sự thay thế có sẵn. Có thể mối quan hệ của bạn không thực sự thỏa mãn, nhưng bạn không nhìn thấy bất kỳ ai khác trong phạm vi hiểu biết của bạn có thể tốt hơn. Trong trường hợp đó, bạn có thể vẫn ở lại trong 1 mối quan hệ không thỏa mãn. Ngược lại, mối quan hệ của bạn có thể khá tốt và thỏa mãn nhưng nếu có 1 ai khác rõ ràng tốt hơn đối tác hiện tại của bạn xuất hiện và đưa ra lời đề nghị với bạn, bạn có thể bị cám dỗ để rời bỏ. Do đó, lý thuyết của Rusbult chỉ ra 1 điểm quan quan trọng là quyết định ở lại hay rời bỏ 1 mối quan hệ cụ thể không chỉ phụ thuộc vào cách bạn đánh giá mối quan hệ đó. Quyết định đó cũng phụ thuộc vào liệu bạn có thể có mối quan hệ tốt hơn với 1 ai khác.
Yếu tố thứ 3 là bạn đã đầu tư vào mối quan hệ nhiều như thế nào. Rusbult lưu ý rằng nhiều sự đầu tư là “những chi phí chìm”, có nghĩa là người đó đã bỏ ra thời gian, nỗ lực, cảm xúc và những nguồn lực khác vào trong 1 mối quan hệ và không thể lấy lại chúng. Nếu bạn đã cố gắng trong suốt 2 năm để làm cho đối tác hiểu được tình cảm của bạn hoặc tôn trọng những nhu cầu của bạn và sau đó bạn chia tay và bắt đầu với người khác thì tất cả những nỗ lực đó bị mất. Bạn có thể phải lặp lại tất cả điều đó với đối tác mới của bạn. 1 cặp vợ chồng đã dành 20 năm ở bên nhau, giúp đỡ nhau trong công việc, nuôi dạy con cái...có thể kháng cự lại việc thay đổi, đơn giản vì họ đã đầu tư quá nhiều trong mối quan hệ và không muốn mất nó. Ngay cả nếu có 1 đối tác mới quyến rũ xuất hiện, họ có thể vẫn bám vào mối quan hệ mà họ đã vất vả để xây dựng.
Mỗi yếu tố trong 3 yếu tố riêng lẻ dù quan trọng nhưng ít có khả năng dự đoán liệu các cặp đôi ở lại hay chia tay. Đặt chúng lại với nhau đem đến 1 sự dự đoán rất vững chắc (về mặt thống kê). Nếu bạn thỏa mãn với mối quan hệ, không nhìn thấy những sự thay thế hấp dẫn khác và đã đầu tư rất nhiều vào mối quan hệ, bạn sẽ gần như chắc chắn cam kết với nó.
Lý thuyết này thậm chí có thể giải thích 1 số hiện tượng đã từng là nan đề đối với các nhà tâm lý trong nhiều thập kỷ, như tại sao người ta (đặc biệt là phụ nữ) vẫn ở lại trong những mối quan hệ với đối tác bạo hành thể chất, tinh thần. Về mặt logic, 1 người sẽ nghĩ rằng nếu đối tác đánh bạn, gây tổn thương hoặc bạo hành bạn, bạn nên ngay lập tức chia tay với anh/cô ta và tìm người khác. Sự thỏa mãn nhìn chung không cao trong những mối quan hệ bạo hành. Nhưng rất nhiều nạn nhân bị bạo hành không tin là họ có những sự lựa chọn thay thế khác. 1 số người tin là họ không đủ quyến rũ để tìm được 1 ai khác. Đồng thời, rất nhiều nạn nhân đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng mối quan hệ, thường theo những chu kỳ dài hạn như sau khi bị bạo hành thì đối tác ăn năn, làm lành, chia sẻ cảm xúc và hứa sửa chữa trong tương lai. Nạn nhân có thể cho đối tác 1 cơ hội...