Tự kỷ ở trẻ em có phải do nuôi dạy của gia đình ?
tuvansuckhoe365 > 10-02-2013, 04:38 AM
Ngày nay, hiện tượng tự kỷ được xem là một trong các dạng loạn tâm thần ở trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh đau buồn vì đứa con có những hành vi mà họ không thể hiểu nổi, họ nghĩ mình đã gây ra những sai lầm và trở nên mặc cảm, không tin rằng họ có thể giúp cho con mình được nữa.
Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy, các hành vi của trẻ tự kỷ thường là do những rối loạn trong sự phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm đầu và đa số là do thể chất chứ không hoàn toàn do cách nuôi dạy của cha mẹ.
Thế nào là tự kỷ ở trẻ ?
Tự kỷ là tự phong tỏa, có những rối nhiễu đặc hiệu trong việc không thể thiết lập các mối quan hệ tương tác với xã hội bên ngoài. Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về khả năng phát triển của não bộ tiến triển trong 3 năm đầu của bé, thường xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ.
Chứng tự kỷ làm cho đứa trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương tiện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ vì các hành động tự gây hại và quấy phá của trẻ.
Một số đặc điểm quan trọng
- Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác.
- Thể hiện hành động rất giống nhau trong cách lựa chọn các thói quen hằng ngày.
- Không hề nói năng hoặc cách nói rất kỳ dị, nói tuỳ thích.
- Rất thích xoay chuyển các đồ vật và thao tác khéo léo hoặc có những tác động định hình.
- Có khả năng cao về không gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong học tập các lĩnh vực khác.
- Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn, thông minh, dễ thương.
- Những biểu hiện như trên có thể nhận biết từ khi trẻ 12 - 30 tháng tuổi.
Tự kỷ là một hội chứng
Tự kỷ không phải là một căn bệnh đơn độc mà nó bao gồm các hội chứng như:
Hội chứng Asperger: Một số biểu hiện ở trẻ như là vụng về, sợ leo trèo. Hầu hết các trẻ này còn vụng về trong cả việc đi đứng. Khi bước đi chúng vung vẩy hai tay và chúi đầu về phía trước, chúng chạy một cách lúng túng, vươn dài hai cánh tay ra. Khi lên cầu thang thì thường đi từng bước một mặc dù chúng đã lớn để có thể bước một cách bình thường. Nhiều trẻ lại hay tạo ra các tư thế đặc biệt. Những nét dị thường này ngày càng dễ nhận ra khi trẻ lớn lên và rõ nhất là ở tuổi thiếu niên và trưởng thành.
Bên cạnh đó, còn có những rối loạn khác như rối loạn tự kỷ sớm, rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu; Hội chứng Rett, rối loạn nhân cách tuổi nhỏ.
Tự kỷ cũng là một rối loạn tâm thần
Ngày nay, hiện tượng tự kỷ được xem là một trong các dạng loạn tâm thần ở trẻ em. Nhiều bậc phụ huynh đau buồn vì đứa con có những hành vi mà họ không thể hiểu nổi, họ nghĩ mình đã gây ra những sai lầm và trở nên mặc cảm, không tin rằng họ có thể giúp cho con mình được nữa. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các hành vi của trẻ tự kỷ,thường là kết quả của những rối loạn trong sự phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm đầu và đa số là do thể chất chứ không hoàn toàn do cách nuôi dạy của cha mẹ.
Đa số trẻ tự kỷ thường khó khăn rõ rệt khi tập thể dục và trong các trò chơi, chúng có thể bắt chước một số động tác đơn giản, nhưng khi các động tác phức tạp hơn thì trẻ không thể nắm bắt được, nhất là các trò chơi phối hợp với bạn.
Một điều nghịch lý là trẻ rất khó khăn khi nói nhưng lại có khả năng nhại lại lời nói của người lớn trong khi lại rất khó khăn trong lập lại các động tác. Các trẻ nhỏ thường bị xem là điếc vì hầu như không có phản ứng gì khi có người nói chuyện với chúng kể cả tiếng động rất lớn. Một số trẻ tỏ ra đặc biệt ưa thích hay sợ hãi một loại tiếng động nào đó. Một số trẻ tỏ ra ưa thích với hình ảnh, ánh sáng, âm thanh, màu sắc của vô tuyến.
Trẻ có thể liếm và ngửi người khác như những món đồ ăn. Có những trẻ không cảm thấy nóng hay lạnh. Nhiều trẻ tỏ ra không biết đau khi bị ngã, gãy xương, vết trầy xước, ngược lại cũng có trẻ lại quá nhạy cảm với các vết thương, chỉ hơi đau một tí là khóc rất lâu. Có một số trẻ chỉ thích ăn một số món nhất định, đó là một dạng chống đối sự thay đổi. Trẻ thường uống khá nhiều nước. Tất cả các phản ứng này sẽ thay đổi theo thời gian, có khi giảm dần, biến mất hoặc có khi nảy sinh những phản ứng ngược lại, tất cả đều tuỳ thuộc vào cách chăm sóc và hướng dẫn trẻ.
[B]Cần chú ý những điểm sau đây:
[/B]- Không bao giờ dám cởi áo, vì đó là chiếc vỏ bọc an toàn.
- Không dám nhảy từ trên cao xuống, đó là những nỗi lo sợ bắt nguồn từ sự bồng ẵm không an toàn khi được bế bồng lúc còn nhỏ.
- Lúc nào cũng chạy lăng xăng, hỗn loạn đó chính là thái độ của trẻ, trẻ đang tìm lại chính mình. Những trẻ này không ý thức được rằng: Mình chỉ có một thân thể duy nhất, hay chính là đứa trẻ đang tìm cách chạy trốn thoát khỏi sự kìm kẹp của người lớn.
Chú ý đặc biệt đến các loại hành vi sau:
- Hành vi lặp đi lặp lại một số động tác.
- Hành vi thích nghi hay cứng nhắc.
- Hành vi thiếu thích thú, không biết vui đùa.
[B]
[B]Tóm lại: [/B][/B]Trước một đứa trẻ có bất thường về tâm vận động, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có các chuyên khoa thần kinh, tâm thần, chuyên viên tâm lý lâm sàng, chuyên viên tâm vận động, chuyên viên chỉnh âm, giáo dục viên đặc biệt để có sự tư vấn, có phương hướng giáo dục đặc biệt. Không được chủ quan trước những hành vi khác thường của trẻ, nếu để lâu sẽ làm bệnh ngày một trầm trọng và thiệt thòi cho sự phát triển của trẻ.
Bs Tổng đài[B][B][B]
[B]Chú ý: Trên đây là những thông tin mà các bạn có thể tham khảo, để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn cụ thể, hãy gọi đến tổng đài 19008909 hoặc 19008908 để nhận được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ
Tags: nguoi dong tinh, tư vấn tâm lý
[/B][/B][/B][/B]Nguồn cachchuabenh.net