Cà chua là loại thực phẩm có giá trị chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Trong 100g cà chua có chứa 90g nước, glucid 4g, protid 0,9g, lipid 0,3g. Các acid hữu cơ (acid malic, acetic, citric…), chất khoáng (Ca, P, Mg, K, S, Zn, Cu, Fe, B…), vitamin A, B1, B2, B6, C, PP, E, K. Quả chín và gần chín mang các amino acid chủ yếu (trừ tryptophan); quả chưa chín có narcotin. Cà chua chín đỏ chứa nhiều vitamin A gấp 4 lần cà chua còn xanh.
Cà chua chín là nguồn cung cấp chất lycopene, một chất chống oxy hóa (antioxidant) có tác dụng bảo vệ da, làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống một vài chứng bệnh ung thư. 100g cà chua cung cấp cho cơ thể 15-22 calories. Người ta sử dụng cà chua làm thực phẩm dưới nhiều dạng như ăn tươi, nấu canh, xào, làm sốt cà chua, tương cà chua, làm mứt, làm nước giải khát, đóng hộp…
Không nên ăn cà chua khi còn xanh vì chứa chất tomatidin có hại cho sức khỏe. Trường hợp muốn dùng cà chua xanh thay rau trong món xào thì phải xào thật chín nhừ và cho thêm một ít giấm ăn để phá hủy cấu trúc phân tử của tomatidin. Cà chua nấu chín ăn tốt hơn tươi, chất lycopene càng được cơ thể hấp thụ dễ hơn.
Cà chua chín đỏ chứa nhiều vitamin A gấp bốn lần cà chua còn xanh. Ảnh minh họa: good-wallpapers
Cà chua chín đỏ chứa nhiều vitamin A gấp bốn lần cà chua còn xanh. Ảnh minh họa: good-wallpapers
Trong y học, cà chua được coi là chất cung cấp khoáng, làm tăng sức đề kháng, cân bằng tế bào, tác dụng giải nhiệt, chống hoại huyết (scorbut) chống nhiễm khuẩn, chống nhiễm độc, làm kiềm hóa các máu quá acid, làm lợi tiểu, giúp thải urê, giúp tiêu hóa dễ dàng các loại tinh bột. Cà chua rất thích hợp cho những người tình trạng suy nhược, ăn không ngon, nhiễm độc mãn tính, sung huyết, xơ vữa động mạch, thống phong, thấp khớp, thừa urê máu, sỏi niệu đạo và sỏi mật, táo bón, viêm ruột. Dùng ngoài để bảo vệ da mặt và chống mụn trứng cá.
Do cung cấp ít năng lượng, lại nhiều vitamin và khoáng chất nên cà chua rất có ích cho người béo phì, muốn giảm cân, giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống nhưng vẫn giữ hình dáng được thon thả.
Trong cuốn Đường niệu bệnh thực liệu (1998), tác giả Lôi Vĩnh Lạc cho rằng cà chua còn giúp trị đái tháo đường. Mỗi ngày ăn 100g cà chua xào với thịt lợn nạc hoặc đậu hũ, hay dùng bột cà chua khô 30g, uống với nước ấm (chia làm 3 lần) sẽ có ích cho người bị đái tháo đường, lợi thủy, tiêu thũng.
Do cà chua có tính hàn mà hoạt nên những người tỳ vị hư hàn, lạnh bụng, tiêu lỏng, người đái tháo đường kèm tiêu chảy thì không nên dùng. Vỏ và hạt của cà chua cũng là một trở ngại cho việc tiêu hóa và bài tiết ở những người tỳ vị yếu, tiêu hóa kém. Do đó, nên chú ý lột vỏ hoặc loại bỏ hạt trước khi sử dụng.
Cà chua để chín quá thường bị thối rữa, cho nên việc thu hái và bảo quản phải cẩn thận. Muốn bảo đảm chất lượng và hương vị cà chua, cần hái lúc vừa chín và sử dụng trong 48 giờ sau khi hái. Cà chua xanh được ủ chín thường không ngon bằng cà chua chín cây. Theo các nhà dinh dưỡng, nên ăn cà chua tươi, không nên để cà chua trong tủ lạnh vì sẽ làm mất hương vị và làm giảm các chất dinh dưỡng.
Nguồn:
Thuoc giam can an toan