Thức ăn có chứa nhiều hàm lượng Vitamin A, B, C, D, E nhất
linhcvkt > 08-01-2012, 04:50 PM
Lượng khoáng chất và vitamin mà cơ thể cần mỗi ngày tuy rất nhỏ nhưng không thể thiếu. Đặc biệt, trong cuộc sống bận rộn và hối hả ngày nay, vitamin và khoáng chất chính là những liều thuốc hỗ trợ thể lực và trí não tốt nhất.
Thực phẩm cung cấp chất khoáng
Vai trò chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng như tham gia vào quá trình tạo tổ chức xương, tạo protit, duy trì cân bằng kiềm toan, tham gia chức phận nội tiết, điều hoà chuyển hóa nước trong cơ thể...
Các chất khoáng gồm can-xi, magiê, natri, kali... được coi là các yếu tố kiềm. Nguồn gốc các chất khoáng này chứa nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau quả, sữa và các chế phẩm của sữa. Các chất khoáng như lưu huỳnh, phốt pho, clo... là yếu tố toan, các chất khoáng này có nguồn gốc từ các thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và nguồn thực vật như ngũ cốc, các loại bột.
- Các thức ǎn thiên nhiên thường có ít canxi do đó tỷ lệ CA/P thấp trừ sữa, nhuyễn thể, cá, tôm, cua...Với trẻ nhỏ, ngoài sữa cần cho ǎn thêm cua, cá, tôm khi nấu bột hay cháo.
- Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, nhuyễn thể, đậu đỗ, vừng, lạc và có ít trong sữa, ngũ cốc.
- Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, kẽm, iốt, nhôm... có nhiều trong thịt, trứng, sữa, thủy sản.
- Nên tǎng cường ăn các loại cua, tôm, tép giã nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và canxi, hoặc chế biến các loại cá nhỏ bằng cách nấu nhừ như các rô kho tương, kho nước nắm... để ǎn được cả thịt cá và xương cá, như vậy sẽ tận dụng được cả nguồn chất đạm và chất khoáng (canxi) của cá.
Thực phẩm cung cấp vitamin
Rau tươi các loại cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và xơ, ngoài ra rau còn có chứa từ 1 - 2% chất đạm. Một số loại rau có chứa hàm lượng chất đạm cao như rau ngót (5,3%), rau muống (3,2%).
Vitamin A:
- Thức ǎn động vật như gan, trứng, cá là nguồn chủ yếu cung cấp vitamin A.
- Các loại rau có lá xanh thẫm (rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống, rau khoai lang, kinh giới, xương sông, lá lết, rau thơm, cà rết... các loại quả mầu vàng, da cam (gấc, đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa...) là thức ǎn có nhiều b-caroten (tiền vitamin A).
Vitamin nhóm B
Có chứa nhiều trong thức ǎn động vật như thịt, thức ǎn thực vật như đậu đỗ, cám gạo... Vitamin B dễ bị hòa tan trong nước, bị phân huỷ bởi nhiệt nên bị mất trong quá trình chế biến.
Vitamin C:
Rau quả tươi là thức ǎn chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm...
Vitamin C dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ǎn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.
Chú ý vệ sinh khi sử dụng rau: Rau cần được ngâm, rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh thuốc trừ sâu, các hóa chất và các nguồn gây bệnh khác.
Một số thức uống
Chè: Là một thức uống có giá trị dinh dưỡng vì có chứa tanin, cafein, tinh dầu, các vitamin, chất đạm và các chất khoáng. Thành phần cơ bản của chè là tanin nên chè có vị chát và có tác dụng tốt cho tiêu hóa.
Uống chè có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động hệ tim mạch, chức năng thận và ống tiêu hóa. Không nên dùng chè đặc trước khi đi ngủ vì làm mất ngủ. Nên uống nước chè tươi vì vừa mát, vệ sinh và có chất dinh dưỡng.
Cà phê: Cà phê có chứa cafein, chất đạm, chất béo và chất khoáng... Cà phê có tác dụng kích thích hoạt động hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch. Đối với người bị bệnh tǎng huyết áp, tim mạch... không nên sử dụng cà phê.
Rượu bia: Độ cồn trong bia chứa 3-6%, trong rượu nếp 5%, rượu trắng và rượu màu có độ cồn cao 39%. Uống rượu thường xuyên có hại tới thận, gan, dạ dầy và nhiều cơ quan khác. Người nghiện rượu sức đề kháng kém đối với bệnh nhiễm khuẩn và bệnh thường tiến triển nặng.
Người nghiện rượu khả nǎng lao động giảm sút và ảnh hưởng xấu tới thế hệ sau, làm ảnh hưởng tới trí tuệ của con cái. Ngoài ra uống rượu còn gây nhiều tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông, đánh nhau... Trẻ em và phụ nữ có thai không nên uống rượu.
Hàng ngày sau giờ làm việc, trong bữa cơm chiều có thể dùng ít rượu nhấm nháp cho vui và kích thích ǎn uống, nhưng không uống nhiều và tránh nghiện rượu.
Nước khoáng: Nước khoáng tự nhiên lấy từ các mạch nước ngầm sâu, đó là các dung dịch muối có chứa nhiều chất khoáng, có loại nước khoáng tự nhiên có tính phóng xạ thường dùng để chữa bệnh, giải khát.
Nước khoáng nhân tạo: Được sản xuất bằng cách bão hòa nước ǎn với khí Co 2 và một số muối khoáng.
Giá thành của nước khoáng đắt khoảng 4000-5000đ/1 chai nên ở thị trường có nước khoáng giả không bảo đảm vệ sinh.
Nước quả tự nhiên: Là nước quả tươi cho thêm nước và đường , như nước cam, chanh, dưa hấu,dứa...Nước quả tươi có tác dụng tốt đối với sức khoẻ vì chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nên uống nước quả tươi, nhất là vào mùa hè.
Các loại nước quả và nước giải khát có ga: Là các loại nước sản xuất từ tinh dầu hoa quả, các chất mầu với khí CO2 hoà tan trong nước. Chú ý không dùng nước ngọt có ga khi bị tiêu chảy. Không nên cho trẻ em dùng nhiều nước ngọt có ga như Coca-cola, Pepsi, Fantal...vì sẽ gây cho trẻ ngang dạ và biếng ǎn.