Trong thế giới hiện đại, người lớn và trẻ em tìm kiếm cảm giác ngạc nhiên ở đâu?
Melanie Rudd và các cộng sự từng tự hỏi những kinh nghiệm gây ngạc nhiên có thể làm thay đổi sự tri nhận về thời gian của chúng ta như thế nào. Do đó các nhà nghiên cứu đã cho 63 sinh viên tình nguyện xem một trong hai video sau:
- Một chương trình quảng cáo được thiết kế để đem lại hạnh phúc (có rất nhiều người hạnh phúc xuất hiện trong chương trình) và
- Một chương trình quảng cáo được thiết kế để đem đến sự ngạc nhiên (những hình ảnh gây bất ngờ về sự bao la, như những thác nước, những chú cá voi, và những phi hành gia vũ trụ).
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra để đảm bảo rằng những video đó thực sự khiến con người trải nghiệm về hạnh phúc hoặc ngạc nhiên nhiều hơn. Sau đó các sinh viên trả lời một bảng hỏi. Và đây là phát hiện chính: Những sinh viên vừa xem video gây ngạc nhiên thì có nhiều khả năng đồng ý với những câu như
“Tôi có rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành công việc” và “Thời gian được kéo dài.”
Trong trường hợp bạn nghi ngờ, nhóm của Rudd đã kiểm tra những tác động của sự ngạc nhiên theo những cách khác, yêu cầu một số sinh viên viết một trong 2 bài luận – về một kỷ niệm hạnh phúc, hoặc một kỷ niệm gây ngạc nhiên. Họ cũng yêu cầu các tình nguyện viên đọc một đoạn văn miêu tả về một phong cảnh gây kinh ngạc – phong cảnh từ tháp Eiffel.
Ở cả hai trường hợp,
những người trải qua sự ngạc nhiên thì sau đó cảm nhận thời gian là dồi dào hơn.
Đó là một nghiên cứu rất thú vị, và nó phù hợp với kinh nghiệm hằng ngày.
Những điều tốt đẹp xảy ra khi chúng ta có cảm giác ngạc nhiên.
Tôi thích cảm giác mình không quan trọng – cảm giác sự tồn tại của tôi và những rắc rối nhỏ của tôi là không quan trọng. Sự ngạc nhiên có những mối liên kết rõ ràng với tâm linh. Và như nhà tâm lý Dacher Keltner nhận thấy, s
ự ngạc nhiên có thể làm rung chuyển thế giới của chúng ta, làm chúng ta cần đánh giá lại những niềm tin của chúng ta và xem xét lại những quan điểm của chúng ta về cách sự việc hoạt động.
Thường xuyên trải nghiệm sự bất ngờ có làm chúng ta trở thành những người giải quyết vấn đề thông minh, linh hoạt hơn? Chúng có thể. Khi Keltner và các cộng sự nghiên cứu về những người thường xuyên thông báo có những trải nghiệm bất ngờ, họ phát hiện thấy những người đó thường ít bám vào những quy tắc cứng nhắc và có thể “nhìn từ cả hai phía” của một cuộc xung đột. Trong một nghiên cứu gần đây, những người được yêu cầu suy nghĩ về những thứ to lớn, bao la thì ngay sau đó bộc lộ tính sáng tạo nhiều hơn.
Như vậy,
sự bất ngờ là tốt, và tìm kiếm những kinh nghiệm gây bất ngờ có thể cải thiện chất lượng sống. Điều đó khiến tôi nghĩ đến: Chúng ta cần sự bất ngờ nhiều như thế nào? Có phải con người thời hiện đại đang thiếu sự bất ngờ trầm trọng?
Tôi không biết liệu những sinh vật khác có cảm thấy ngạc nhiên, nhưng trong lịch sử tiến hóa của chúng ta, tổ tiên chúng ta lần đầu tiên bị kinh ngạc bởi những thứ to lớn hoặc tuyệt vời. Tổ tiên chúng ta đến từ những thảo nguyên rộng lớn, nơi có những động vật thú vị sinh sống, như những chú voi và hươu cao cổ, dường như đem lại rất nhiều điều ngạc nhiên.
Nếu núi Kilimanjaro hoặc Okavango không khiến bạn bất ngờ thì bầu trời chắc chắn sẽ gây ngạc nhiên cho bạn. Và bầu trời to lớn – bao la và hoang dã ban ngày, đầy sao vào ban đêm – từng đi theo tổ tiên chúng ta. Cũng có những quang cảnh khác gây ngạc nhiên – đại dương, phong cảnh nhìn từ một đỉnh núi, …Âm nhạc và nghệ thuật cũng gây ngạc nhiên. Nhưng bầu trời từng là sức mạnh tự nhiên gây ảnh hưởng lớn nhất. Trong những ngày trước thời đại công nghiệp, trước khói và sự ô nhiễm đèn, điện, trước khi mọi người dành phần lớn thời gian của họ để làm việc và sinh hoạt trong nhà, thì con người từng có những cơ hội hằng ngày để ngạc nhiên.
Tất nhiên, không phải tất cả mọi người ra đời trước Cách mạng công nghiệp đều có được cơ hội ngạc nhiên hằng ngày đó. Thời Hy Lạp cổ đại, phụ nữ thuộc tầng lớp xã hội thấp bị giam hãm trong nhà. Những người sống trong những khu rừng tối tắm có thể đã bỏ lỡ một số phong cảnh vĩ đại. Nhưng nhìn chung, tổ tiên chúng ta chắc chắn từng trải nghiệm một chút điều bất ngờ. Và ngày nay thì sao?
Đối với hầu hết dân thành phố, bầu trời ban đêm chỉ là một đám mây màu cam âm u. Mọi người chủ yếu sinh hoạt và làm việc trong những ngôi nhà. Nhiều người, có lẽ đặc biệt là các bố mẹ có con nhỏ, cảm thấy không có đủ thời gian để hoàn thành công việc. Đi ra ngoài – tìm một nơi để ngắm sao hoặc nhìn xuống từ một đỉnh đồi – đã trở thành một thứ xa xỉ. Và tuổi thơ đã thay đổi đáng kể. Không còn chạy nhảy ngoài trời, trẻ em thời hiện đại dành rất nhiều thời gian ở trong nhà.
Do đó chúng ta trở nên xa lạ với những nguồn thiên nhiên gây ngạc nhiên. Nhưng không phải là vì chúng ta thiếu cơ hội. Phim ảnh, TV, game là những công cụ mạnh mẽ trong việc đem lại sự bất ngờ. Đối với một số đứa trẻ, các phương tiện điện tử có thể là nguồn duy nhất đem lại sự bất ngờ mà chúng biết.
Nên ta không ngạc nhiên khi rất khó để tách trẻ ra khỏi chúng. Các thiết bị điện tử không chỉ có tính giải trí mà chúng còn có thể làm thay đổi tâm trí, đem đến cho trẻ em một kinh nghiệm tương đương với tính siêu việt tôn giáo. Khi chúng ta yêu cầu chúng tắt TV, trẻ có thể cảm thấy chúng ta không cho chúng trải nghiệm một kiểu kinh nghiệm tâm linh. Và nếu chúng ta hạn chế việc tiếp xúc với sự ngạc nhiên của riêng chúng ta – vì chúng ta không có thời gian để nghe nhạc, để leo núi hoặc đọc những tin tức khoa học mới nhất – chúng ta có lẽ không thể giúp được con cái chúng ta khám phá ra những sự lựa chọn khác đem lại điều bất ngờ, ngoài cái TV.
Thật may, cách chữa trị có thể đơn giản và nằm trong tầm tay của mọi người. Như nghiên cứu của Rudd chỉ ra, chỉ cần vài phút xem, đọc hoặc hồi tưởng là đủ để làm chúng ta cảm thấy ít bị gây áp lực bởi thời gian. Nếu chúng ta có ý thức tìm kiếm sự bất ngờ, chúng ta có thể tìm thấy nhiều thời gian hơn để chia sẻ điều ngạc nhiên với con cái của chúng ta.
Tham khảo
Liberman N, Polack O, Hameiri B, Blumenfeld M. 2011. Priming of spatial distance enhances children's creative performance. Journal of experimental child psychology.
Rudd M, Aaker J and Vohs K. in press. Awe expands people’s perception of time, alters decision making, and enhances well-being. Psychological Science.
Shiota MN, Keltner D, and Mossman A. 2007. The nature of awe: Elicitors, appraisals, and effects on self-concept. Cognition and Emotion 21(5): 944-963.
Nguồn
A Chronic Lack of Awe
Where do adults––and children––derive a sense of awe in the contemporary world?
Published on August 8, 2012 by Gwen Dewar, Ph.D. in Making Humans
PsychologyToday