Tiểu đường – Một trong những kẻ thù số 1 của ‘chuyện ấy’
cbxkorg123 > 03-20-2017, 07:43 AM
Nếu như lượng đường trong máu tăng sẽ nguy hiểm tới các mạch máu thì lượng đường giảm sẽ kích thích xuất hiện những cơn cáu giận. Khi luôn trong tình trạng bị kích thích, sẽ không còn hứng thú với sex nữa.
Sex là sợi dây vô hình gắn kết hai con người lại với nhau, sex ban tặng cho cả hai người một tinh thần thoái mái, mọi ưu phiền như tan biến, hai người như có trách nhiệm với nhau hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai người sẽ bị bệnh, ví dụ như bệnh tiểu đường và ảnh hưởng đến đời sống tình dục?
Căn bệnh này liên quan đến những mạch máu trong cơ thể, làm cản trở việc lưu thông máu tới các cơ quan bao gồm cả âm đạo (đối với nữ) và dương vật (đối với nam giới). Thêm vào đó, nếu không kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể nguy hiểm tới chức năng thần kinh hay còn gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường dẫn tới những hành vi rối loạn tình dục.
Có tới 35% phụ nữ mắc bệnh về tiểu đường gặp khó khăn trong việc quan hệ tình dục vì máu lưu thông đến các cơ quan bị ảnh hưởng nên một số chức năng trong cơ thể bị cản trở ít nhiều, khiến cho hứng thú với sex gặp khó khăn, dẫn tới suy yếu tình dục. Phụ nữ mắc tiểu đường thường gặp những trục trặc trong tình dục là:
Hứng thú với sex giảm đi
Do lượng đường trong máu (hay còn gọi là tăng đường huyết) trong một thời gian dài, giảm lưu thông máu tới các bộ phận trong cơ thể bao gồm cả cơ quan sinh dục, gây khó khăn trong việc khơi gợi hứng thú sex. Để giải quyết tình trạng này, nên chủ động bày tỏ và chia sẻ với “nửa còn lại”. Hai người sẽ cùng tìm ra cách kích thích để tăng khoái cảm, kích thích bản năng tình dục, thúc đấy lượng máu lưu thông tới các bộ phận trong cơ thể.
3tieu duong va sex1 Tiểu đường – Một trong những kẻ thù số 1 của ‘chuyện ấy’
Khi một trong hai người bị tiểu đường…
Để có một đêm đầy đam mê, người chồng nên dạo đầu bằng những cử chỉ nhẹ nhàng vuốt ve, giúp kích thích các khoái cảm một cách từ từ, lượng máu lưu thông sẽ tăng lên. Có thể nói, vuốt ve là “kẻ nói dối” đáng yêu.
Tình trạng “hạn hán”
Đó là do các tế bào thần kinh bị tác động bởi lượng đường trong máu khiến cho dịch nhầy trong âm đạo giảm đi, dẫn đến khô âm đạo. với trường hợp này, dùng chất bôi trơn để hỗ trợ hoặc có thể lựa chọn những phương pháp bổ sung estrogen. Tuy nhiên, dùng biện pháp hỗ trợ nào cũng nên có sự tư vấn của bác sĩ.
Có vấn đề về bàng quang: Lượng đường trong máu không ổn định nên ảnh hưởng tới các dây thần kinh kiểm soát chức năng của bàng quang. Nhưng trục trặc thường thấy ở bàng quang là đi tiểu thường xuyên (đái rắt) hoặc không kiểm soát được việc đi tiểu (hay bị rỉ nước tiểu). Dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường tiết niệu (UTIs). Nếu vì điều này ảnh hưởng tới sex thì dễ dàng khắc phục được. Bác sĩ sẽ làm các chuẩn đoán vi sinh để có phương pháp điều trị, uống nhiều nước để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
Trầm cảm
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và béo phì thường mặc cảm, luôn lo lắng, do hay bị trêu trọc hoặc thể trạng không được khỏe khoắn cho lắm. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn đến trầm cảm. Khi bạn đang buồn rầu và lo lắng thì rõ ràng sex không có trong tâm trí? Nên tìm tới các trung tâm chăm sóc sức khỏe để xác định rõ nguyên nhân gây ra trầm cảm. Các bác sĩ tư vấn sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp giúp bạn xóa bỏ căn bệnh này.
4tieu duong va sex 2 Tiểu đường – Một trong những kẻ thù số 1 của ‘chuyện ấy’
… đời sống gối chăn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt
Sự cáu giận
Nếu như lượng đường trong máu tăng sẽ nguy hiểm tới các mạch máu thì lượng đường giảm sẽ kích thích xuất hiện những cơn cáu giận. Khi luôn trong tình trạng bị kích thích, sẽ không còn hứng thú với sex nữa. Giải pháp cho tình thế này rất đơn giản đó là ăn một bữa ăn nhẹ có tác dụng cải thiện lượng đường trong máu một cách nhẹ nhàng. Nếu như luôn trong tình trạng hạ đường huyết, nên nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ về dinh dưỡng để có bữa ăn cân bằng.
Với nam giới, tiểu đường cũng ảnh hưởng tới cuộc sống tình dục. Một số nam giới bị bệnh tiểu đường mắc chứng liệt dương hoặc rối loạn cương dương (gọi tắt là ED). Cương cứng là sự kết hợp hoạt động của một vài bộ phận trên cơ thể: não khiến bạn có cảm giác ham muốn, dây thần kinh cảm giác giúp bạn có cảm xúc, các động mạch dẫn tới truyền máu tới dương vật. Tuy nhiên, khi kiểm soát bệnh tiểu đường thì làm ảnh hưởng đến “tổ hợp” này. Lượng đường trong máu quá cao hoặc trong thời gian quá lâu có thể làm tổn hại đến dây thần kinh và các động mạch dẫn truyền đến dương vật.
Người nam vẫn có cảm giác thích thú nhưng sẽ gặp rắc rối khi cảm xúc này dẫn đến cao trào là sex. Nam giới bị tiểu đường hiếm khi bị rối loạn cương dương khi họ ở độ tuổi trước 30. Rối loạn cương dương là không thể cương cứng lâu hoặc cương cứng quá lâu. Nếu cương cứng quá lâu, các mạch máu và dây thần kinh ở dương vật sẽ rất nguy hiểm. Và không phải bất cứ người đàn ông nào mắc tiểu đường nào cũng mắc rối loạn về cương dương.
Căn bệnh này cũng có hướng chữa trị. Tâm lý chung khi nam giới gặp trục trặc về sex là sẽ buồn phiền, hay cáu gắt, một số khác còn buông xuôi và coi như không có hi vọng gì để cải thiện tình trạng đó. Dù đó sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lí người vợ.