[font=arial]Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất tiểu són cũng là tình trạng không chỉ gây phiền toái đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy bạn có biết cụ thể vì sao dẫn đến són tiểu và cần phải điều trị như thế nào hay chưa? Bài viết Giải đáp tất cả về tình trạng tiểu són ? Khi nào cần điều trị dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra được câu trả lời.[/font]
THẾ NÀO LÀ TIỂU SÓN? NGUYÊN NHÂN GÂY RA
1. Tình trạng tiểu són là gì?
Nói về tiểu són thì đây còn được gọi là hội chứng không tự chủ, nó xảy ra khá phổ biến và làm cho người mắc phải cảm thấy bối rối xấu hổ. Thậm chí rằng có những trường hợp người bệnh chỉ cần ho hoặc hắt hơi thì cũng đã bị tiểu són ra bên ngoài đột ngột không thể nào kiểm soát được.
2. Nguyên nhân nào gây nên són tiểu?
Thứ nhất: Són tiểu do lối sống
Nếu bạn bị tiểu són tạm thời do một số đồ ăn, đồ uống hoặc do thuốc kích thích bàng quang, thuốc gây lợi tiểu như là: bia rượu, café, nước khoáng có ga, chất ngọt nhân tạo, ớt, socola, thức ăn cay, nhiều gia vị, thuốc điều trị tim, an thần, giãn cơ, vitamin C liều cao…
Tiểu són gây ám ảnh với nhiều người
Thứ hai: Són tiểu xảy ra do bệnh hoặc thay đổi cơ thể
► Do mang thai: Khi mang thai thì sự thay đổi nội tiết tố cũng như tăng trọng lượng thai nhi gây tiểu tiện không tự chủ xảy ra.
► Do sinh con: Trong quá trình sinh con và rặn mạnh với thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương các cơ, mô cùng dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Hơn nữa còn gây tình trạng sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng, ruột non bị đẩy xuống… Chính những vấn đề này gây tình trạng són tiểu không tự chủ.
► Do thay đổi tuổi tác: Bàng quang của người có tuổi càng lớn thì càng yếu không thể nào giữ chặt nước tiểu ở bàng quang nên dẫn đến tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra bên ngoài.
► Do mãn kinh: Sau khi mãn kinh thì phụ nữ sẽ sản xuất ít estrogen - đây là loại hormone giúp giữ mô, niêm mạc bàng quang cùng niệu đạo khỏe mạnh. Chính sự suy giảm của những mô này sẽ làm nặng tình trạng tiểu không tự chủ.
► Do cắt tử cung: Ở phụ nữ bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi nhiều cơ cùng dây chằng giống nhau. Do vậy bất cứ cuộc phẫu thuật nào ở hệ thống sinh sản của phụ nữ cũng như cắt bỏ tử cung sẽ gây ra tổn thương đến cơ sàn chậu gây tiểu tiện không tự chủ.
► Do ung thư tuyến tiền liệt: Sự xuất hiện của bất cứ khối u nào dọc đường tiết niệu sẽ chặn dòng nước tiểu bình thường. Do vậy nếu bị bệnh này thì nam giới không chỉ đi tiểu buốt, tiểu rát mà còn bị tiểu són.
Tiểu són gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt
KHI NÀO CẦN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SÓN TIỂU?
Nếu như người bệnh thấy không thoải mái khi bị tình trạng này, tần suất quá nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có nguy cơ bị té ngã khi di chuyển nhanh đến nhà vệ sinh… Thì lúc đó người bệnh nên thăm khám.
Bên cạnh đó vì tiểu són có thể cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác nhau như đã kể trên. Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý thăm khám kịp thời để phát hiện tình trạng bản thân và từ đó có được giải pháp điều trị hiệu quả nhất.
Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những phương pháp khác nhau như là:
1. Điều trị bằng thuốc
Sau khi thăm khám có kết quả khám và xét nghiệm thì bác sĩ chỉ định cùng bệnh nhân loại thuốc nhằm điều trị tình trạng són tiểu phù hợp nhất.
2. Dùng thiết bị y tế
Thứ nhất: Chèn niệu đạo
Là thiết bị nhỏ dùng một lần để đưa vào niệu đạo trước khi phụ nữ chuẩn bị có các hoạt động thể chất nhiều như là quần vợt, có thể kích hoạt không tự chủ. Do vậy thiết bị này hoạt động như là phích cắm để ngăn chặn tình trạng rò rỉ và được gỡ bỏ trước khi đi tiểu.
Thứ hai: Pessary
Đây là chiếc vòng cứng và nó được chèn vào âm đạo cả ngày. Nó được dùng ở phụ nữ bị sa tử cung gây tiểu không tự chủ. Bởi vì nó giúp giữ bàng quang và nằm gần âm đạo để ngăn chặn quá trình rò rỉ nước tiểu.
Cần sớm thăm khám điều trị khi bị tiểu són
3. Phẫu thuật điều trị tiểu són
Thứ nhất: Sling procedures
Đây chính là phương pháp bác sĩ dùng mô của cơ thể cùng vật liệu tổng hợp nhằm tạo ra bộ khung xung quanh niệu đạo cùng cổ bàng quang người bệnh giúp niệu đạo đóng khi người bệnh ho hoặc là hắt hơi thì không bị tiểu són.
Thứ hai: Co thắt nước tiểu nhân tạo
Với nam giới thì bác sĩ dùng vòng nhỏ chứa đầy chất lỏng được cấy quanh cổ bàng quang giữ cơ thắt nước tiểu đóng lại đến khi người bệnh sẵn sàng đi tiểu. Để đi tiểu thì lúc đó người bệnh chỉ cần nhấn van được cấy ở dưới da làm cho vòng xì hơi và cho phép nước tiểu chảy từ bàng quang ra.
4. Bài tập Kegel tăng cường sức khỏe các cơ vùng chậu
- Bài tập Kegel ra đời từ năm 1948 bởi một bác sĩ phụ khoa người Mỹ, nhưng phải đến những năm gần đây, bài tập mới nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi người. Đây là bài tập dành riêng cho vùng cơ sàn chậu, giúp tăng cường và hỗ trợ cơ quan sinh dục. Vùng cơ này nằm ở dưới vùng chậu, giữa 2 chân ở vùng thắt lưng.
- Bài tập Kegel ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được mọi người biết tới như phương pháp luyện tập an toàn để cải thiện tình trạng sức khỏe, bệnh lý và chức năng sinh lý cho cả nam lẫn nữ.
[font=arial]Chia sẻ thêm:
Chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ rằng bệnh nhân cần lưu ý rằng khi bị tiểu són thì không nên chủ quan và tự chịu đựng. Bởi vì nó cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau cần kịp thời chữa trị. Vì vậy bệnh nhân cần chủ động trong việc tìm đến địa chỉ uy tín như phòng khám Hoàn Cầu để được bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân và giải pháp chữa trị kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
✚ Địa chỉ: số 80 – 82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM
✚ Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h từ thứ 2 đến chủ nhật (kể cả lễ, tết)
✚ Nguồn: https://dakhoahoancautphcm.vn/viem-nieu-dao-nam-149
✚ Hotline: 028. 3923 9999 - tư vấn miễn phí 24/24[/font]