Top những cách chữa viêm họng hạt mãn tính hiệu quả
nhunguyen1219 > 12-19-2018, 05:22 PM
Súc họng bằng nước muối sinh lý ngày 2 làn, rửa mũi sạch sẽ, dùng thảo dược làm tiêu đờm... giúp chứng viêm họng nhanh khỏi và khó tái phát.
Viêm họng mạn tính với những biểu hiện đau rát, ngứa, viêm sưng, ho dai dẳng, đờm trào lên cổ họng, nổi hạt li ti lớn nhỏ... thường khiến cơ thể mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả và ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân. Áp dụng 7 bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng trị chứng bệnh khó chịu, phòng ngừa tái phát.
Súc họng bằng nước muối sinh lý
Làm sạch vùng họng là bước đầu tiên để giúp họng thông thoáng và khoẻ mạnh. Họng viêm nhiễm kéo dài sẽ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn, nấm gây bệnh. Vì vậy, cần làm sạch họng bằng cách súc họng bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần (sáng, tối) và luôn giữ răng miệng sạch sẽ. Nếu không, bạn có thể bị nhiễm khuẩn dài ngày, các vi khuẩn bám sâu trong vùng họng sẽ khiến họng sưng viêm, đỏ tấy, có mủ trắng hoặc nổi những hạt li ti gây đau nhức…
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Ngay khi bị viêm họng, bạn cần tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Nên uống nhiều nước, uống từng ngụm nhỏ mỗi 15-30 phút. Trong chế độ ăn, dùng nhiều rau xanh, trái cây chứa hàm lượng vitamin cao. Nước ép dứa và dừa tươi cũng là 2 loại thức uống ngon, nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng năng lượng và sức đề kháng, nên uống 2 ly mỗi ngày.
Hạn chế thực phẩm độc hại
Song song với việc tăng đề kháng, cần hạn chế ăn uống những đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ khô, món ăn quá đặc, quá nóng hoặc lạnh. Tốt nhất, nên ngưng sử dụng rượu và thuốc lá.
Đeo khẩu trang hoạt tính
Đeo khẩu trang hoạt tính là cách đơn giản bảo vệ vùng họng cũng như hệ hô hấp. Hãy luôn mang khẩu trang mỗi khi ra đường, đặc biệt là ở nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm hay khu vực có luồng không khí lạnh.
Rửa mũi sạch sẽ
Tuyệt đối không để nước mũi chảy xuống cổ họng, tạo môi trường ẩm ướt gây nhiễm khuẩn vùng họng. Nên rửa, hút hoặc hỉ dịch ra ngoài bằng đường mũi. Ngoài ra, cần chữa viêm xoang song song với trị viêm họng, để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.
Chữa trào ngược dạ dày
Nếu bạn có biểu hiện ăn uống đầy hơi, ợ chua; buồn nôn khi đánh răng; nóng rát cổ họng; ho nhiều về đêm... thì nên đi khám để kiểm tra chứng trào ngược dạ dày. Van dạ dày không hoạt động tốt, sẽ khiến acid từ thức ăn chưa kịp tiêu hoá trong dạ dày xông lên vùng họng, gây nóng rát và nhiễm khuẩn.
Trào ngược dạ dày làm bệnh viêm họng mạn khó trị dứt điểm. Vì vậy, cần chữa đồng thời cả hai bệnh cùng lúc.
>> Viêm họng hạt mãn tính có nguy hiểm không?