Tại một hội nghị về dinh dưỡng được Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM) tổ chức hồi giữa tháng 8-2013, bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Hoa cho biết có những trẻ tìm đến BV mắc phải những căn bệnh thường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi như tiểu đường type 2, cao huyết áp, tim mạch…
>> Trẻ xì hơi nhiều mừng ít hơn lo
>> Uông sữa đậu nành có tốt cho các bé trai
Rất nhiều nguy cơ
Đây đều là những trẻ bị béo phì nặng và chính tình trạng dư cân quá mức này đã gây ra cho các em những “bệnh người già” dù tuổi còn rất nhỏ. BS Hoa cũng nhấn mạnh: Theo các thống kê gần đây, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, béo phì ở TP HCM đã là 8,8%, tăng gấp 4 lần so với năm 1999 (2,2%). Tỉ lệ này trên toàn Việt Nam là 4,8% và không ngừng tăng cao (năm 2004 chỉ là 1,7%). Béo phì xảy ra khi cán cân năng lượng không còn thăng bằng, năng lượng ăn vào lớn hơn năng lượng tiêu hao - khối lượng khẩu phần ăn lớn, nhiều đường, dầu mỡ, muối, ít rau xanh… song hành với lối sinh hoạt nhiều hoạt động tĩnh (sử dụng tivi, vi tính…).
Theo BS Hoa, một ngày mỗi trẻ chỉ thừa 150 kcal là mỗi năm có thể thừa đến 55.000 kcal, tương đương tăng 13 kg trọng lượng! 150 kcal này tương đương với 1 chén cơm, 1,5 quả chuối già, 2/3 trái bắp luộc… Nếu trẻ sử dụng các loại thực phẩm ngọt thì chỉ cần 5 viên kẹo dừa hoặc 1,3 cái bánh Chocopie. BS Hoa cũng cảnh báo thêm béo phì ở trẻ rất nguy hiểm vì tỉ lệ trẻ trở thành “người lớn béo phì” và mắc các bệnh liên quan tới béo phì rất cao. Trẻ có thể mắc phải các bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường type 2, tổn thương khớp, sạm nứt da, khó thở, rối loạn hành vi, trầm cảm, các bệnh liên quan đến nội tiết, mạch máu… ngay từ khi còn nhỏ và có thể phải mang bệnh suốt đời.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời cũng là cách giảm nguy cơ béo phì về sau
Theo BS Nguyễn Thị Lan - Trưởng Khoa Chăm sóc trẻ em và Phòng chống suy dinh dưỡng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng TP HCM - một nguy cơ khác với trẻ béo phì đó là các em có thể thừa cân, béo phì nhưng… chưa chắc đủ dinh dưỡng. “Đó còn gọi là tình trạng “dinh dưỡng xấu”. Ngày nay, khẩu phần ăn của nhiều người, trong đó có trẻ em, thường có quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, các món chiên xào nhưng lại ít rau xanh, trái cây. Thiếu chất xơ và vitamin sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa khiến trẻ dễ béo phì, trong khi cơ thể vẫn không được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết” - BS Lan phân tích.
Phải biết phòng ngừa béo phì
“Quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa béo phì vì việc chữa trị rất khó khăn. Điều trị chủ yếu nhằm vào việc thay đổi cách sống vì không có thuốc giảm cân và các thuốc làm chán ăn cũng thuộc dạng chống chỉ định. Trẻ sẽ được thay đổi chế độ dinh dưỡng theo hướng giảm năng lượng ăn vào và bù đắp thêm vitamin, muối khoáng, vi chất nếu cần thiết. Trẻ cũng cần tăng năng lượng tiêu hao bằng cách xây dựng lối sống năng động hơn, tập thể dục, thể thao, hoạt động gia đình…”.
Theo BS Lan, một nguyên nhân gây béo phì khác là nhiều gia đình vẫn duy trì chế độ ăn ngược lại với “bữa ăn khoa học”: Ăn sáng qua loa, trưa ăn vừa phải và ăn nhiều vào buổi tối. Các chuyên gia vẫn khuyên nên thực hiện “bữa ăn khoa học” theo hướng: Ăn đầy đủ nhất vào buổi sáng và ít nhất vào buổi tối, bởi lẽ buổi sáng cơ thể rất cần năng lượng để hoạt động, còn buổi tối cơ thể không phải hoạt động nhiều, nếu ăn nhiều sẽ dư thừa năng lượng. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh có khuynh hướng cho con ăn uống tạm ít bánh, ngũ cốc, sữa, ca cao… vào buổi sáng. Bữa ăn dạng đó vừa không cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng vừa khiến trẻ dễ béo phì vì lượng đường, chất béo được “nạp” quá nhiều.
“Chúng tôi cũng đưa ra chương trình “Thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý trong 1.000 ngày đầu đời”, tức là từ lúc trẻ còn nằm trong bụng mẹ đến khi 24 tháng tuổi. Chế độ dinh dưỡng trong thời gian này có thể quyết định nhiều thứ về sau. Các chứng cứ khoa học đã khẳng định chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành và thói quen ăn uống của trẻ là từ gia đình, nhất là trong những năm đầu đời” - BS Lan cho biết. Các BS cũng lưu ý nên cho con bú mẹ đầy đủ vì theo các nghiên cứu, nhóm trẻ này ít có nguy cơ bị béo phì hơn.
[B]
[/B] Con béo phì, mẹ bảo… biếng ăn!
Tại hội thảo “Dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn và các phương pháp phòng - chữa béo phì” do BV Nhi Đồng 1 tổ chức mới đây, ThS-BS Hoàng Thị Tín, Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng của BV, có đề cập tới tình trạng nhiều phụ huynh đưa con đến BV để chữa chứng “biếng ăn” nhưng trên thực tế bé đang thừa cân, béo phì. Theo BS Tín, trẻ em cũng cần được cho ăn đúng nhu cầu chứ không hẳn em bé mũm mĩm, mập mạp là khỏe. Hiện tượng không chịu ăn, phản ứng với cha mẹ trong bữa ăn có thể do trẻ đang bị ép ăn quá mức cần thiết.
Nguồn: amigopharma.vn