Chúng ta có thể quan sát nhiều triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng mắt thường, ví dụ như các tĩnh mạch bị giãn rất dễ nhận thấy bằng mắt thường, trên bề mặt da có nhiều màu sắc khác nhau (xanh, đỏ sẫm). Các cơn đau nhức chân tay, nhất là về đêm, thường xuất hiện các triệu chứng buốt, ngứa và chuột rút. Tê tay chân hoặc có cảm giác kiến bò ở tay, chân, có dấu hiệu phù nề bất thường (nhất là về chiều hoặc sau thời gian nghỉ ngơi ...)
Theo một số nguyên cứu y học cho thấy, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay có 7 giai đoạn với biểu hiện tình trạng bệnh lý cụ thể như sau:
Giai đoạn 0: Là giai đoạn đầu tiên của bệnh, ở giai đoạn này, người bệnh dường như không có biểu hiện và triệu chứng rõ ràng và rất khó để bác sĩ tìm ra dấu hiệu bệnh.
Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ bị giãn tròng – giãn mao mạch, có biểu hiện bệnh thường là hình mạng nhện hoặc lỗ lưới với đường kính dưới 3 mm.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng tĩnh mạch bị giãn nở, đường kính hơn 3 mm và có thể quan sát được bằng mắt thường.
Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, bệnh nhân giãn tĩnh mạch bắt đầu bị phù chi, sắc tố da ngay phần tĩnh mạch có triệu chứng bị thay đổi.
Giai đoạn 4: Người bệnh trong giai đoạn này bắt đầu có những thay đổi về da do suy giãn tĩnh mạch: Da có thể chuyển sang màu đen, chàm, teo da, xơ hóa…
Giai đoạn 5: Giai đoạn này sẽ có các thay đổi về da bị biến chứng với các vết loét trên da đã lành.
Giai đoạn 6: Là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh với biến chứng lở loét trên bề mặt da và không lành, thậm chí xuất hiện dấu hiệu của hoại tử.
Hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay ra sao?
Hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như chuột rút, sưng và đau các chi bị ảnh hưởng (nhất là về đêm); da sậm màu, loét chân, tụ máu tĩnh mạch, hoại tử là tình trạng bệnh nặng có thể phải tháo khớp, thậm chí tử vong…
Ngoài ra, tình trạng bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến viêm tắc tĩnh mạch, kèm theo các cảm giác thông thường như chân tay nóng, mẩn đỏ, sưng tấy và nổi các tĩnh mạch trên bề mặt da. Đối với bệnh ở giai đoạn nặng, hệ thống tĩnh mạch có thể bị tổn thương, các tĩnh mạch lớn có thể làm chậm quá trình lưu thông máu, đồng thời làm mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra các vết chàm, vết loét và khó điều trị.
Bên cạnh đó, khi những cục máu đông bắt đầu hình thành trong lòng tĩnh mạch thì đây là tình trạng bệnh nghiêm trọng nhất, những cục máu đông này có thể đến phổi qua đường tĩnh mạch dẫn đến suy hô hấp rất dễ tử vong.
*Nguồn: https://deponline.vn/chua-hieu-qua-benh-...-8676.html