Bệnh sâu răng là một bệnh dễ gặp. Chủ yếu là do cách vệ sinh răng miệng kém. Một số nguyên nhân khác là do men răng quá yếu. Cần tìm ra nguyên nhân gây sâu răng để có biện pháp điều trị hiệu quả hơn. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân gây
bệnh sâu răng và cùng tìm cách phòng chống. Hướng dẫn cho bạn cách vệ sinh răng miệng như thế nào cho đúng.
- Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ đáy lỗ sâu có thể mềm, mủn, màu nâu nhạt, nhạy cảm nếu sâu răng đang ở trong giai đoạn tiến triển hoặc cứng, màu đen, không nhạy cảm nếu lỗ sâu đang ở giai đoạn tạm ngừng tiến triển, lúc này thường là chưa có cảm giác đau hoặc buốt khi ăn nóng-lạnh hoặc thức ăn ngọt, giai đoạn tiến triển và ngừng tiến triển ở răng sâu có tính chất xen kẽ, nối tiếp nhau
- Đau buốt khi kích thích: ở giai đoạn sau nữa Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt..., bệnh nhân sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.
- Nếu thấy răng có lỗ sâu và đau thành cơn mặc dù đã hết tác nhân kích thích như ngừng ăn nóng lạnh, đi đánh răng ngay sau khi ăn mà cơn đau vẫn kéo dài nhiều phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng hay còn gọi là viêm tủy răng do vi khuẩn đã xâm nhập vào buồng tủy răng qua đáy lỗ sâu. Lúc này, sự can thiệp cấp cứu của thầy thuốc là rất cần thiết.
Để
điều trị sâu răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Tùy theo vị trí của lỗ sâu, mức độ sâu và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn chất hàn phù hợp.
Để phòng sâu răng, điều quan trọng nhất là chải răngđúng cách ngay sau khi ăn, không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường; tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam... Cần tăng cường chất lượng tổ chức cứng của răng bằng cách: người mẹ mang thai ăn uống tốt, nhất là cung cấp đủ canxi và vitamin; trẻ em cần chống còi xương, suy dinh dưỡng vì điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của răng. Vitamin D, fluor là chất vi lượng rất quan trọng để nâng cao chất lượng tổ chức cứng của răng. Bệnh sâu răng còn dễ gây ra
chứng hôi miệng. Chỉ khi nào bạn chữa dứt điểm sâu răng thì mới có thể triệt sạch mùi hôi.
Về vệ sinh răng miệng, cần chải răng đúng cách với kem chứa fluor, tốt nhất là sau bữa ăn kết hợp với dùng chỉ tơ nha khoa. Nếu chải 1 lần/ngày thì nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
Nguồn:
Chữa bệnh răng miệng