Brigid Schulte là một tác giả nhân viên của Washington. Bài viết này được phỏng theo quyển sách của cô ấy là “Overwhelmed: Work, Love, and Play When No One Has the Time.” (Tràn ngập : Công việc, Tình yêu, và những Cuộc vui khi Không ai có Thời gian)
Một người đàn ông nói rằng anh làm việc 72 tiếng một tuần vì mọi người ở chỗ làm của anh ấy đều như vậy; anh ấy đang nghĩ đến việc giảm thời gian ngủ để anh ấy có thể làm việc năng suất cao hơn. Một cô gái nói rằng lần cuối cùng cô ấy lo cho bản thân là khi cô ấy đi chụp X quang ở ngực. Một người khác nói rằng cô ấy đã quyết định rằng cuộc sống này quá xô bồ để có con.
Rồi một người phụ nữ xông vào, xin lỗi vì đã đến trễ với nhóm người tụ tập để bàn về nhịp độ nhanh của cuộc sống hiện đại. Cô ấy giải thích là mình bị kẹt xe.
Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ của quán bar tại khách sạn Radisson 18 tầng và thấy một ít xe hơi ở chỗ đèn giao thông. Xa hơn là những héc-ta ruộng ngô. Chúng tôi không ở New York, Washington, Los Angeles hay bất kỳ thành phố xô bồ Loại A nào.
Chúng tôi đang ở Fargo, bang North Dakota.
Tôi đã tìm kiếm những điểm sáng, những nơi mà sự thái quá của cuộc sống vẫn chưa ngự trị, và tôi nghĩ rằng ở nông thôn nước Mỹ có lẽ sẽ dễ thở hơn. Tôi đã sai. “Cuộc sống ở Fargo rất căng thẳng.”, ann Burnett, một nhà nghiên cứu đã tập hợp nhóm người, nói với tôi, “Mọi người sắp điên hết rồi.’’
Đâu đó vào khoảng cuối thế kỷ XX, sự bận rộn không chỉ trở thành một cách sống mà còn là biểu tượng của danh. Và cuộc sống, theo các nhà xã hội học, đã biến thành một cuộc chạy marathon mệt mỏi hằng ngày. Ngày nay mọi người sẽ nói với những người đi thăm dò ý kiến là họ quá bận để đăng ký bầu cử, quá bận để hẹn hò, để quen biết bạn bè ngoài công sở, để đi du lịch, để ngủ, để làm tình. Về phần đa nhiệm, một cuộc khảo sát vào năm 2012 cho thấy 38 triệu người Mỹ mua sắm trên điện thoại thông minh khi họ ngồi trong toa lét. Và một khảo sát khác cho thấy sự bắt buộc phải đa nhiệm làm cho chúng ta trở nên ngu ngốc như thể bị hóa đá.
Burnett, một giáo sư truyền thông tại Đại học North Dakota State, đã nghiên cứu một số thư từ ngày lễ mà cô đã thu thập từ những năm 1960 để làm mục lưu trữ cho sự bận rộn gia tăng ở Mỹ. Những từ ngữ bắt đầu xuất hiện tràn lan trong những năm 1970 và 1980 – “xô bồ”, “như gió cuốn”, “lãng phí”, “điên cuồng”, “làm việc không ngừng” – hiện nay xuất hiện với tần số đáng kinh ngạc.
Người ta đấu tranh với việc bận rộn; điều đó là về việc phô trương địa vị. “Nếu bạn bận rộn thì bạn quan trọng. Bạn đang sống một cuộc sống trọn vẹn và xứng đáng,” Burnett nói. Bắt kịp với hàng xóm (nguyên văn “Keeping up with the Joneses” – một câu thành ngữ mang ý nghĩa bắt kịp những người hàng xóm của mình về sự giàu có) ngày trước là về tiền bạc, xe và nhà. Còn bây giờ, cô ấy giải thích, “nếu bạn không bằng hàng xóm, bạn làm ăn mày đi là vừa.”
Cho dù thần kinh học đã bắt đầu cho rằng khi chúng ta rảnh rang nhất, bộ não của chúng ta dễ tiếp nhận cảm hứng và sự sáng tạo nhất – lịch sử cũng chứng minh những kiệt tác nghệ thuật, triết học và những phát minh đều được sinh ra vào những lúc nhàn rỗi – chúng ta vẫn từ chối không dành ra thời gian. Các nhà tâm lý học điều trị cho những người bị khủng hoảng không thể thoát ra được cái ý niệm rằng bạn càng bận, làm việc càng nhanh, đa nhiệm càng nhiều thì người khác càng nghĩ bạn có năng lực, thông minh, thành đạt. Đó là đạo lý làm việc của đạo Tin lành trong mảng làm việc quá sức.
Vào thời Trung đại, sự điên cuồng này – gọi là sự lãnh đạm, trái với sự lười nhác – từng là một trong 7 tội lỗi của con người trong Thiên chúa giáo. Nhưng ngày nay, sự bận rộn được coi trọng đến nỗi người ta thực ra còn cảm thấy vui vẻ hơn khi họ bận rộn, theo lời Christopher Hsee, nhà tâm lý học và là giáo sư khoa học hành vi tại Đại học Chicago. “Nếu mọi người rảnh rỗi, họ sẽ cảm thấy khổ sở,” ông viết trong Psychological Science vào năm 2010. “Nếu những người rảnh rỗi trở nên bận rộn, họ sẽ vui vẻ hơn.”
Không ai nghĩ cuộc sống ở đầu thế kỷ XXI sẽ xô bồ đến vậy. Trong một bài luận vào năm 1930, nhà kinh tế học John Maynard Keynes dự đoán đến năm 2030 thì giờ làm việc mỗi tuần sẽ là 15 giờ, khi chúng ta có thời gian để tận hưởng “từng ngày từng giờ một cách tốt nhất”. Trong những năm 1950, thời kỳ bùng nổ năng suất hậu Chiến tranh Thế giới thứ II, cùng với thu nhập và mức sống tăng lên, làm các nhà kinh tế học và các chính trị gia dự đoán đến năm 1990, người Mỹ sẽ làm việc 22 giờ một tuần, sáu tuần một năm, và nghỉ hưu trước tuổi 40.
Khi chấp nhận đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa vảo năm 1956, Dwight D. Eisenhower mường tượng một thế giới nơi mà “sự nhàn hạ… là một thứ dư dả, và tất cả mọi người có thể phát triển cuộc sống của tâm hồn, của suy ngẫm, của tôn giáo, của nghệ thuật, của sự nhận thức đầy đủ về những điều tốt đẹp của thế giới.”
Vào lúc đó, ý tưởng sự nhàn hạ sẽ sớm trở thành thứ không của riêng ai, hơn là chỉ của tầng lớp giàu có cao cấp, khá là cơ bản. Một bài viết vào năm 1959 ở Báo Kinh doanh Harvard (Harvard Business Review) cảnh báo rằng “sự buồn chán, thứ từng chỉ làm các quý tộc khó chịu, đã trở thành một lời nguyền phổ biến.” Đầu những năm 1960, khi phát thanh viên Eric Sevareid được hỏi anh ta cho rằng điều gì là khủng hoảng nghiêm trọng nhất đối với người Mỹ, ông nói: “sự nhàn hạ gia tăng”.
Nhàn hạ cho mọi người chính xác là thứ mà phong trào lao động Mỹ theo đuổi hơn một thế kỷ. Khoảng năm 1923, ngành công nghiệp thép đòi hỏi 12 giờ làm việc một ngày, bảy ngày một tuần. Cuối cùng, có vẻ như người lao động làm việc ít hơn, giờ làm việc cũng đúng mực hơn. Vậy, chuyện gì đã xảy ra ?
Thứ nhất : Cuộc sống trở nên đắt đỏ hơn, và tiền lương thì không theo kịp. Chỉ học phí đại học thôi cũng đã tăng tới 1,120% từ năm 1978 đến năm 2012. Child Care Aware (Nhận thức Chăm sóc Trẻ em) của Mỹ báo cáo rằng chi phí chăm sóc trẻ em đắt hơn đại học công lập ở hàng chục bang. Quỹ Gia đình Kaiser nói rằng phí bảo hiểm sức khỏe tăng 97% từ năm 2002 đến năm 2012. Cùng lúc đó, tiền lương lại giảm tới mức thấp kỷ lục như là một phần của sản phẩm nội địa của Mỹ, lương chiếm 50% GDP ; vào năm 2012, mức đó vào khoảng 43.5%. Và, như một quảng cáo khó chịu của Cadillac khoác lác, chúng ta làm việc cật lực để mua được nhiều thứ hơn : Cục Thương mại báo cáo rằng người tiêu dùng chi 1.2 nghìn tỷ USD vào năm 2011 cho những vật dụng không cần thiết, 11.2% của tổng số chi tiêu của người tiêu dùng, lớn hơn rất nhiều so với 4% của năm 1959.
Thứ hai : Công việc đã ít máy móc hơn và trở nên sáng tạo hơn. Nhà xã hội học của Đại học New York Dalton Conley tranh cãi rằng những ngành nghề kinh tế tri thức trong lĩnh vực nghệ thuật, công nghệ, kỹ sư và học thuật ngày nay giống với những thứ mà tâm hồn theo đuổi như sự nhàn hạ mà các nhà triết học Hy Lạp đã mường tượng. Vậy, chúng ta làm việc nhiều vì chúng ta thích thế.
Điều đó đúng một phần, nhưng sự gia tăng giờ làm việc cho tầng lớp lao động sáng tạo vào những năm 1970 và 1980 được bồi thêm bởi sự bấp bênh, thiếu an toàn của công việc cho những người lao động ấy, theo Khảo sát Xã hội Tổng quát (General Social Survey). Và Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Hợp lý năm 1938, đạo luật bảo vệ người lao động không làm việc quá nhiều giờ, được áp dụng chỉ trên những người lao động theo giờ, chứ không phải là người lao động ăn lương. Theo ý nghĩa cơ bản nhất, luật của Mỹ cho phép người sử dụng lao động cho người lao động làm việc nặng hơn mà không cần trả tiền tăng ca hay thuê thêm người để chia sẻ công việc.
Có lẽ chúng ta không có sự lựa chọn, vì vậy, vì sự sinh tồn, để cho thêm giá trị lớn hơn vào công việc, chúng ta bắt buộc phải làm việc mọi lúc.
“Công việc đã trở thành tâm điểm của cuộc sống chúng ta, câu trả lời cho những câu hỏi tôn giáo như ‘Bạn là ai ?’ và ‘Làm cách nào bạn tìm thấy ý nghĩa và mục đích sống ?” Ben Hunnicutt, một trong số ít học giả về sự nhàn hạ ở Mỹ, nói với tôi. “Sự nhàn hạ đã bị tầm thường hóa – chỉ những cô gái ngu ngốc mới muốn, mới có thời gian để dừng lại để tán gẫu.”
Dành thời gian cho bản thân tương đương với điểm yếu. Một người trong nhóm của Burnett, làm hai công việc và phải lăn lộn để nuôi hai đứa trẻ cần chăm sóc đặc biệt, nói rằng anh mong mỏi được lái ca nô nhưng anh cảm thấy anh không thể. “Sự nhàn hạ đôi lúc có vẻ hơi…không đúng.”
Trở lại Fargo, Ann Burnett đã nguệch ngoạc viết một chữ “A” lớn trên đầu rất ít những lá thư ngày lễ trong bộ sưu tập của cô. Cô ấy nói chúng rất “đáng tin”, được viết bởi những người đã bước chân ra khỏi bánh xe hamster đủ lâu để thưởng thức những khoảnh khắc mỗi ngày. Và trong mỗi lá thư, có một sự nhận thức được rằng thời gian của họ trên Trái Đất là có hạn.
Có lẽ đó là lực hấp dẫn của sự bận rộn. Nếu chúng ta không dành ra một khoảnh khắc để dừng lại và nghĩ, chúng ta sẽ không cần phải đối mặt với sự thật hà khắc.
Và khi không có thời gian suy ngẫm, cuộc đua khoe khoang địa vị có thể sẽ mang ý nghĩa là chúng ta tạo ra sự bận rộn ngay cả khi nó không hề tồn tại – giống như ý nghĩ kẹt xe ở Fargo.
Hồng Phương dịch
Nguồn:
http://www.washingtonpost.com/opinions/w...story.html