Vị Thuốc Hoa Hồi Có Tác Dụng Gì ?
Vườn Thuốc Quý > 10-18-2019, 02:44 AM
[font=Times New Roman]Hoa Hồi là loài cây nhỏ, thường xanh, cao từ 6–8m, có thể cao hơn 10m. Cành thẳng, nhẵn, lúc non có màu lục nhạt, sau này chuyển sang nâu xám. Lá mọc so le nhưng lá tụ tập ở những mấu non như mọc vòng, lá hình mác hoặc hình trứng thuôn dài, cuống ngắn. Hoa mọc riêng lẻ hoặc 2–3 cái ở kẽ lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, hồng thắm ở mặt trong.[/font]
[font=Times New Roman]Quả hồi (nhiều người vẫn nhầm là hoa hồi) gồm có 6–8 cánh (đại) , có khi tới 12–13 cánh nhưng rất hiếm, xếp thành hình ngôi sao. Quả tươi có màu xanh, khi chín khô cứng thì có màu nâu hồng. Trên mỗi đại sẽ nứt làm hai, để lộ hạt màu nâu nhạt, nhẵn bóng. Trong lá, cuống, hoa và quả hồi đều có chứa tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng. Mùa hoa vào tháng 3–5, màu quả vào tháng 6–9.[/font]
[font=Times New Roman][/font]
[font=Times New Roman]Hoa Hồi Giá: 200,000 Đ / Kg[/font]
[font=Times New Roman]Vị Thuốc Hoa Hồi Có Tác Dụng Gì ?[/font]
[font=Times New Roman]Quả hồi có chứa catechin, protocatechin, tinh dầu, chất béo, các chất vô cơ. Tinh dầu lấy từ phương pháp cất kéo hơi nước từ quả hồi tươi cho hàm lượng từ 3–3,5%. Tinh dầu chứa 6 thành phần chính là linalol, estragol, terpincol, cis-anethol, trans-anethol, amsaldehyd.[/font]
[font=Times New Roman]Theo quy định trong Dược điển Việt Nam, tinh dầu hồi phải có điểm đông đặc trên 15ºC (tương đương với hàm lượng anethol từ 85–95%).[/font]
[font=Times New Roman]Quả hồi thuộc nhóm 13 cánh có hàm lượng tinh dầu trong quả và hàm lượng anethol trong tinh dầu cao nhất, sau đó đến quả hồi thuộc nhóm trung gian, cuối cùng là quả hồi 8 cánh.[/font]
[font=Times New Roman]Tinh dầu trong lá hồi cũng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tinh dầu lá hồi Lạng Sơn chứa 82,5% enethol, chủ yếu là trans-anethol. Tinh dầu cuống lá chứa 87,5% anethol.[/font]
[font=Times New Roman]Hạt đã loại vỏ chứa 55% dầu, trong đó có axit myristic, axit stearic, axit oleic.[/font]
[font=Times New Roman]Quả hồi có những tác dụng dược lý đã được nghiên cứu như sau:[/font]
[font=Times New Roman]Đối kháng với histamin và acetylcholin, làm giảm co thắt cơ trơn (thử nghiện trên chuột lang);[/font]
[font=Times New Roman]Chống lại nọc độc rắn hổ mang;[/font]
[font=Times New Roman]Kích thích tăng cường nhu động ruột, chữa đau bụng và tăng tiết dịch đường hô hấp, dùng làm thuốc tiêu đờm.[/font]
[font=Times New Roman]Ức chế sự phát triển trực khuẩn lao và trực khuẩn subtilis.[/font]
[font=Times New Roman]Cao chiết từ hồi có tác dụng ức chế sự phát triển các bào tử của nhiều loài nấm gây bệnh.[/font]
[font=Times New Roman]Về tính vị, công năng thì hồi có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào 4 kinh can, thận, tỳ và vị. Hồi có tác dụng trừ hàn, khai vị, kiện tỳ, tiêu thực, chống nôn, chỉ thống, trừ phong, sát trùng.[/font]
[font=Times New Roman]Do đó, đại hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, giúp tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp trong đau dạ dày, đau ruột; dùng trong trường hợp dạ dày và ruột co bóp quá mạnh, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, tiểu nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, rắn cắn.[/font]
[font=Times New Roman]Ngoài ra, đại hồi còn được dùng làm rượu khai vị, làm thơm thuốc đánh răng và gia vị trong nhiều món ăn.[/font]
[font=Times New Roman]Ở Trung Quốc, hồi được dùng chữa đau bụng lạnh, nôn mửa (phối hợp với gừng và đinh hương), chữa thoát vị (với hạnh nhân và hành trắng).[/font]
[font=Times New Roman]Hỗ trợ điều trị trúng phong, bại liệt một bên cơ thể: Đại hồi 12g; quế chi 20g; đinh hương, rau sam, dây bìm bìm, cây nghệ, lá cây dâu gió, cây xương bồ, huyết giác, mỗi vị 12g. Tán nhỏ trộn với một bát rượu và một chén nước tiểu, dùng để xoa bóp.[/font]
[font=Times New Roman]Hỗ trợ điều trị đau lưng: Đại hồi (bỏ hạt) tầm nước muối đem sao, tán nhỏ. Mỗi lần uống 6–10g với rượu. Bên ngoài dùng lá ngải cứu chường nóng vào lưng.[/font]
[font=Times New Roman]Hỗ trợ điều trị đại tiểu tiện không lợi: Đại hồi 40g (tán nhỏ), hạt bìm bìm đen 160g (sao, tán nhỏ). Mỗi lần uống 4g với nước gừng.[/font]
[font=Times New Roman]Hỗ trợ điều trị viêm cầu thận mạn tính: Đại hồi 8g; ý dĩ 30g; củ mài, biển đậu, mã đề, đậu đỏ mỗi vị 20g; gừng khô 8g; đăng tâm, nhục quế mỗi vị 4g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.[/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng![/font][/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]Địa Chỉ Bán Hoa Hồi Uy Tín:[/font][/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]Siêu Thị Trà Việt Phân Phối Hoa Hồi Nguyên Chất[/font][/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc[/font][/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]Văn Phòng Giao Dịch: Số 21 Liền Kề 12, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.[/font][/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]Showroom Tại Hà Nội: Số 14 Ngõ 750/183 Kim Giang, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.[/font][/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]Showroom Tại Hưng Yên: Thôn Nhạn Tháp, Xã Mễ Sở, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.[/font][/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]GPKD: 02D8004717, Cấp Ngày: 17/05/2017[/font][/font]
[font=Times New Roman][font=Times New Roman]Hotline: 0847.981.981 – 0901.722.333 – 081.228.3333[/font][/font]