Xuất khẩu lao động thị trường trung đông 0978181642
giangvnlabour > 05-30-2014, 08:37 AM
[SIZE="3"]Trung Đông làm trọng điểm
Trong khi các thị trường xuất khẩu lao động như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… đang trở nên bão hòa, cánh cửa sang thị trường Hàn Quốc bị thu hẹp, Mỹ và châu Âu là đích khó vào, thì thị trường lao động ở các nước Trung Đông được xác định là thị trường trọng điểm.
Trung Đông là thị trường có khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài với số lượng lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, dầu khí, nhà hàng khách sạn, spa làm đẹp…..
Đánh giá về phát triển thị trường xuất khẩu lao động năm 2014, ông Đào Công Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) cho rằng, từ tình hình thực tế cho thấy trong năm 2014 có khá nhiều “cánh cửa” đang mở rộng đối với lao động Việt Nam. Thị trường lao động khu vực Trung Đông đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, mặc dù năm 2013 số lượng lao động Việt Nam tại khu vực này chưa tăng mạnh nhưng đã có những dấu hiệu khả quan hơn đối với lao động xây dựng và dịch vụ sang UAE, Qatar, Saudi… vào đầu năm 2014. “Đối với các nước ở khu vực châu Phi và Trung Đông, Việt Nam sẽ ký kết thỏa thuận cấp Bộ trong một số lĩnh vực với Angola và Saudi Arabia để tạo điều kiện phát triển việc làm an toàn cho lao động Việt Nam.
Cú sốc thị trường Libya
Trước đây, theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Bộ LĐ-TB-XH, Cục quản lý lao động ngoài nước và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã dốc toàn lực đầu tư mạnh cho thị trường Libya hơn bất kỳ thị trường nào khác. Sau gần 3 năm mở thị trường, ngày 28-5-2010, Bộ LĐTB-XH đã ra quyết định thành lập đề án tăng cường quản lý lao động sang Libya, lấy đây làm thị trường điểm để thực hiện đề án hỗ trợ 62 huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo chỉ đạo của Chính phủ. Mục tiêu là mỗi năm đưa 5.000 – 7.000 lao động sang Libya, trong đó ưu tiên 30% chỉ tiêu tuyển dụng cho lao động, người dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo.
Trên hết, theo ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam, Libya vốn là thị trường lành tính, điều kiện làm việc, ăn ở của người lao động khá tốt, quyền lợi được bảo đảm, ít rủi ro, thu nhập tương đối khá (bình quân 7 triệu đồng – 8 triệu đồng/người/tháng trở lên) nên nhiều người cũng muốn sang làm việc. Nhờ vậy, sau 3 năm khai thác, Việt Nam đưa được 10.482 lao động sang Libya, trong đó chỉ riêng năm 2010 là 5.242 người.
Thế nhưng, rủi ro không lường trước được đã xảy ra và tất cả số lao động trên phải về nước. Đến thời điểm này, có thể xem đề án của Bộ LĐTB-XH và nỗ lực tăng cường đưa lao động sang Libya của các doanh nghiệp gần như bị phá sản. Một cán bộ lãnh đạo của Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phải thốt lên: “Thiệt hại quá nặng nề, phí bao công sức gây dựng”.
UAE (Tiểu vương Quốc Ả rập Thống nhất )
Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng của UAE đã tăng cường thanh tra các doanh nghiệp về điều kiện ăn ở, làm việc, tiền lương của lao động. Họ phạt nặng hoặc đóng cửa doanh nghiệp nếu vi phạm Luật lao động, đặc biệt là trả lương chậm hoặc không đủ điều kiện về an toàn lao động.
Dù bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song các dự án khổng lồ về xây dựng hạ tầng du lịch, cảng biển, bất động sản vẫn được Chính phủ UAE thực hiện nên nhu cầu lao động ở thị trường này rất lớn.
Hiện lao động nước ngoài chiếm 90 phần trăm lực lượng lao động của UAE, nhiều nhất là lao động Ấn Độ khoảng 1,5 triệu người; Bangladesh, Pakistan đều có khoảng một triệu người.
China State là một trong ba tập đoàn xây dựng lớn của Trung Quốc, hiện có trong tay những gói thầu lớn nhất của Chính phủ UAE. Sau cái bắt tay ba bên giữa doanh nghiệp Xuất khẩu lao động, địa phương cung cấp lao động (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và Tập đoàn China State tình hình đang rất khả quan. Tập đoàn China State quyết định mở rộng của việc tiếp nhận lao động Việt Nam.
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh và Nghệ An tham gia chuyến khảo sát tình hình lao động tại UAE cho rằng, để giữ vững thị trường, không thể đưa lao động đi bằng mọi giá mà phải bằng chất lượng lao động và uy tín của doanh nghiệp. Cần xử lý nghiêm những lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Sau khi thăm một Camp (khu nhà tập thể) dành riêng cho lao động Việt Nam. Tại đây, họ được trang bị đầy đủ điều kiện sinh hoạt như: chăn đệm, điều hòa, tivi, điện nước. Anh em lao động cho biết, Camp có đầu bếp phục vụ các bữa ăn, bác sĩ khám bệnh, có khu vui chơi giải trí. UAE là một thị trường xuất khẩu lao động có thể phát triển.
Ả rập Xê út
Cũng theo đánh giá của Cục Quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐTB&XH), so với nhiều thị trường khác thị trường xuất khẩu lao động Ả rập Xê út có ưu điểm là người lao động không bị đánh thuế thu nhập và có quyền chuyển toàn bộ tiền lương về nước. Ả rập Xê út quy định chủ sử dụng lao động phải trả phí visa 600 USD/người, phí lưu trú, làm thẻ lao động 400 USD cho người lao động.
Ngoài ra, chủ sử dụng còn phải lo ăn, cung cấp nơi ở, phương tiện đến nơi làm việc, đóng các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho người lao động. Thời gian làm việc của lao động nước ngoài từ 8h - 10h/ngày, tuỳ công việc. Lao động không bị bắt buộc làm thêm (nếu tự nguyện làm thêm sẽ được trả lương theo quy định).
Chi phí thấp là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đưa lao động xuất khẩu sang thị trường Ả rập Xê út. Nếu như lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan thường phải chi phí nhiều cho môi giới, thị trường Nhật Bản yêu cầu cao đối với lao động, thì thủ tục tuyển chọn và tiếp nhận lao động sang Ả rập Xê út tương đối đơn giản. Tiến độ làm visa cho lao động nhanh, chủ động cũng là thế mạnh của thị trường xuất khẩu lao động Ả rập Xê út.
Đặc biệt thị trường Ả rập Xê út có nhu cầu tuyển chọn lao động giúp việc gia đình rất lớn. Hàng năm thu hút hàng nghìn lao động Việt Nam sang làm giúp việc gia đình tại Ả rập Xê út. Người lao động đi giúp việc lại hoàn toàn không mất một chi phí nào. Đó cũng là một lợi thế của thị trường xuất khẩu lao động Ả rập Xê út.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang Ả rập Xê út, nhìn chung vẫn cần rất nhiều sự quan tâm nhiệt tình của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
(Click tại đây)
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP (TRASESCO) CHI NHÁNH HÀ NỘI
TRUNG TÂM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SỐ I
ĐC: P1306, Tòa nhà 29T2, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 0466623479