Tương tự như viêm tai ngoài, viêm tai giữa là chứng bệnh tai mũi họng phổ biến nhưng thường rất khó phát hiện bởi nó nằm sâu trong khoang tai. Do đó, bệnh thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được điều trị sớm.
Vậy những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa cấp là gì?
[IMG]
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa cấp là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ) và thường có tạo dịch trong hòm nhĩ.
Không chỉ là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, mà người lớn cũng thường xuyên bị căn bệnh này ghé thăm. Nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
+ Áp xe tụ mủ: Bệnh có thể gây ra những khối u có chứa mủ sâu bên trong tai, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
+ Ống tai bị hẹp: Viêm tai giữa lâu ngày sẽ khiến dịch trong lớp màng nhĩ trở nên dày và khô, tích tụ bên trong ống tai dẫn đến làm hẹp, bít tắt ống tai, ảnh hưởng đến thính lực, thậm chí gây điếc tai.
+ Thủng màng nhĩ: Dịch nhầy tụ sau màng nhĩ khi đọng lại, tích tụ quá nặng sẽ làm màng nhĩ bị thủng.
+ Lây lan đến các bộ phận khác: Viêm tai giữa lâu ngày không chữa có thể lan vào xương gây viêm xương chẩm, ăn lên não và màng não.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em: Nếu trẻ em mắc bệnh viêm tai giữa có thể gây chậm nói, chậm phát triển, trẻ thường quấy khóc, chậm tiếp thu…Biến chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc mới biết đi.
Nhận biết bệnh viêm tai giữa
– Tai đau, ù tai, nghe kém kèm theo sốt cao, đau họng, ho chán ăn…
– Xuất hiện mủ trong hòm nhĩ
– Lâu ngày triệu chứng đau tai tăng dần, đau lan ra vùng thái dương hoặc xuống răng khiến bệnh nhân khó ngủ.
– Điếc tai tạm thời là triệu chứng quan trọng, thường xuyên có.
– Khi màng tai vỡ mủ thì ống tai xuất hiện nhiều mủ đặc xanh hoặc đặc trắng, có khi là mủ nhầy.
Điều trị viêm tai giữa hiệu quả bằng cách nào ?
Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, điều quan trọng là ngay khi thấy có dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, xác định mức độ bệnh lý từ đó chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp thích hợp.
⇒ Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị với kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và nhỏ thuốc tai nếu ở trường hợp bệnh nhẹ. Thuốc có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh và dần hồi phục.
[IMG]
⇒ Trích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông nhỉ khi bị biến chứng tụ mủ ở xương thái dương hoặc bệnh tái phát nhiều lần.
⇒ Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đe dọa biến chứng hoặc hoặc suy giảm thính giác sẽ được điều trị bằng liệu trình Đông – Tây y kết hợp. Đây là liệu trình giữa cộng hưởng âm thanh, châm cứu bấm huyệt ngoài tai và uống thuốc Đông y để khôi phục thính giác.
Để đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có đội ngũ chuyên gia giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại, quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp, chi phí hợp lý…để nâng cao hiệu quả điều trị và tiết kiệm thời gian.
Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn xin vui lòng truy cập
bệnh viện tai mũi họng uy tín HCM nhé cả nhà.