1. Vì sao bệnh nhân ung thư cần tăng sức đề kháng
Ngày nay, ung thư cổ tử cung đang trở nên phổ biến trên toàn cầu. Năm 2018, tại Việt Nam, theo Globocan mỗi năm có khoảng 164.671 ca mới mắc trong đó trường hợp tử vong là 114.871. Nhiều bệnh nhân ung thư do thiếu hiểu biết, lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát nên không dám ăn uống nên dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng như không đủ sức khỏe để điều trị bệnh ung thư dẫn đến việc chết vì suy kiệt, gầy sút cân trước khi qua đời do khối u ung thư cổ tử cung. Vì vậy, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung là vấn đề rất quan trọng, không thể thiếu.
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý giúp tăng cường thể lực cho bệnh nhân đồng thời giảm thiểu được những tác dụng phụ không mong muốn của các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị...Bệnh nhân
ăn gì tăng sức đề kháng, hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo dưới đây.
2. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì tăng sức đề kháng
- Cà rốt: Trong cà rốt có một lượng lớn carotenoid - thành phần giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, một số dưỡng chất trong cà rốt có các vitamin và chất khoáng cần thiết vừa giúp cơ thể phục hồi sau đợt hóa trị dài ngày vừa giúp hạn chế tác hại của quá trình hóa trị lên cơ thể bệnh nhân.
- Cam: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung hay gặp phải tình trạng khô miệng do giảm tiết nước bọt sau quá trình hóa trị. Vì nên, bệnh nhân nên ăn loại quả chua như cam, chanh để tăng tiết nước bọt, giảm tình trạng khô miệng. Ngoài ra, cam chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp phục hồi thể lực sau hóa trị. Nên sử dụng nước ép từ cam tươi. Nếu người bệnh có tình trạng lở loét ở miệng thì không nên sử dụng loại quả này vì vị chua sẽ làm vết thương bị đau xót.
- Chuối: Chứa nhiều vitamin B6, B12, E, các chất dinh dưỡng khác. Các chất này làm chậm quá trình sự phát triển của các tế bào ung thư. Hơn nữa, bệnh nhân sau quá trình hóa trị có thể gặp tình trạng tiêu chảy, chuối là một loại thực phẩm có thể giúp giảm tình trạng này.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường được khuyên dùng ngũ cốc (ví dụ: gạo lứt, ngô, vừng, đậu,...) sau quá trình điều trị, hóa trị. Vì đây là nguồn cung cấp carbohydrate cho cơ thể, giúp người bệnh có thêm năng lượng chống chọi với căn bệnh. Ngũ cốc còn giúp kích thích cảm giác ngon miệng cho bệnh nhân.
- Hành, tỏi: Trong hành, tỏi chứa lượng lớn chất chống oxy hóa – chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bệnh nhân ung thư nên sử dụng hành, tỏi dưới dạng ăn sống, nấu chín hoặc kết hợp với thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
- Protein: Protein là thực phẩm được khuyến nghị sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày (ví dụ: thịt gà, thịt bò, thịt lợn...) để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nên hạn chế chế biến tẩm ướp nhiều gia vị, chiên rán nhiều dầu mỡ, lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh.
- Thực phẩm giàu fucoidan: Fucoidan là một hợp chất có trong các loại tảo biển, rong biển, được biết đến với tác dụng góp phần chống lại sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Fucoidan có hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch của bệnh nhân. Vì thế, chúng trở thành chất nên bổ sung cho bệnh nhân ung thư sau đợt hóa trị dài ngày.
Hy vọng, với những chia sẻ trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc bệnh nhân ăn gì tăng sức đề kháng, tăng cường, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung.
Xem thêm: 5 loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch - Chìa khóa vàng để khỏe mạnh