Chất liệu của mặt
bếp điện từ Châu Âu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả truyền nhiệt trong quá trình nấu ăn. Mặt kính này cũng có tác dụng bảo vệ các phụ kiện bên trong từ tác động bên ngoài và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vì thế, bạn cần quan tâm đến chất liệu của mặt bếp trước khi quyết định chọn mua bếp điện từ Châu Âu.
Chất liệu mặt kính ảnh hưởng thế nào đến độ bền của bếp?
Chất liệu mặt kính
Chất liệu cấu thành mặt bếp là một trong những yếu tố chính quyết định đến giá tiền của bếp điện từ Châu Âu. Mặt kính được làm từ chất liệu càng bền, càng đẹp thì giá cũng sẽ tăng theo. Tuy vậy, chỉ cần dưới 500.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc bếp có bề mặt sứ (ceramic) sáng bóng, đẹp mắt. Còn loại bếp có mặt kính chịu nhiệt và kính cao cấp Schott đạt độ bền rất cao nên có giá cao hơn một chút, trên dưới 1 triệu đồng.
Tính năng
Mặt kính của bếp có tác dụng truyền nhiệt từ bên trong bếp lên đáy nồi trong quá trình nấu ăn. Vì thế, tất cả các chất liệu cấu thành nên mặt kính đều phải có khả năng chịu nhiệt cao. Không những thế, các chất liệu này đều có thể chịu được lực va đập lớn và khó bị trầy xước để đảm bảo mặt bếp luôn đạt được sự sáng bóng.
Xem thêm:
Máy hút mùi
Độ bền
Chính từ những tính năng chịu nhiệt, chịu lực tốt mà mặt kính của bếp điện từ Châu Âu luôn có được độ bền cao. Vì thế, bạn không cần phải lo lắng về việc đặt nồi quá nặng, nhiệt độ nấu cao mà làm mặt kính bị hỏng.
Phân loại các loại mặt bếp
Có 4 chất liệu chính để làm mặt bếp điện từ Châu Âu, đó là Ceramic, crystallite, kính chịu nhiệt và kính Schott.
Kính Ceramic
Mặt bếp điện từ Châu Âu bằng kính ceramic là loại khá phổ biến trong các loại bếp điện từ Châu Âu. Ceramic là một loại sứ tinh thể đen chịu nhiệt, tuy nhiên có đặc tính giòn, dễ vỡ khi có tác động ngoại lực. Loại kính này không sáng bóng lắm và có vẻ hơi mờ, tuy nhiên cũng dễ lau chùi nếu bị bám bẩn
Lưu ý khi sử dụng loại bếp này, bạn không nên đặt nồi có trọng lượng quá nặng trên 10kg và để mặt bếp nóng tiếp xúc với nước hay vật lạnh, rất dễ làm vỡ mặt bếp.
Crystallite là gì?
Loại thứ hai là loại bếp điện từ Châu Âu có mặt kính làm từ chất liệu crystallite, hay còn được gọi là tinh thể pha lê. Mặt kính tinh thể pha lê cũng gần giống như sứ nhưng đạt được độ sáng bóng cao hơn. Thế nên giá của nó cũng đắt hơn một chút.
Kính chịu nhiệt
Đây cũng là một loại chất liệu được mọi người ưu chuộng, vì giá thành rẻ, tuy nhiên vẫn đảm bảo được độ sáng bóng cao. Bên cạnh đó, mặt kính có khả năng chống va đập, chịu lực và chịu nhiệt tốt và không bị biến dạng khi hoạt động ở nhiệt độ cao.
Kính Schott là gì?
Mặt kính Schott xuất xứ Đức, chỉ có ở dòng bếp điện từ Châu Âu cao cấp, có khả năng chịu nhiệt gấp 3 lần kính thông thường nên dù nấu nướng trong suốt thời gian dài cũng không gây nứt, nổ. Bên cạnh đó, mặt kính cứng như sắt, chống trầy xước và không vỡ khi các vật nặng rơi xuống hoặc chịu va đập, áp lực từ các nồi lớn đặt lên bếp.
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm và các chất liệu cấu thành mặt kính của bếp. Từ đó có thể đưa ra quyết định chọn mua loại bếp điện từ Châu Âu nào phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của gia đình.