Tục ‘phá trinh’ từ năm lên 8 của người Pygmy
Tại bộ tộc Pygmy vùng Trung Phi, các bé gái lên 8 tuổi đã trở thành đàn bà và sớm sinh con, đẻ cái. Tục lệ đó duy trì từ thuở sơ khai tới nay và được xem là tín ngưỡng độc đáo của giống người lùn nổi tiếng này.
Tộc Pygmy được biết đến là những cư dân xuất hiện sớm nhất tại vùng Trung Phi, cũng là hậu thế của nền văn minh Sanga. Tự tôn là “con cháu rừng xanh”, người Pygmy gọi rừng là “cha mẹ” và “vị thần tối cao” của mình. Hiện tộc người lùn nổi tiếng này cư trú tập trung tại trong những khu rừng rậm tại Congo (DRC), Congo (Brazzaville), Cộng hòa Trung Phi, Burundi, Rwanda, Uganda và một số nước khác.
Tộc người Pygmy có hình dáng khá "mi nhon".
Một người Pygmy trưởng thành thường có chiều
cao 1m2 – 1m3, người cao nhất cũng không tới 1m4 với cân nặng không quá 50 kg. Thân hình thấp bé, đầu to chân ngắn, mũi tẹt, người gầy, bụng to, rốn lồi và màu da không có sắc đen như cư dân tại lục địa đen mà nhạt hơn, tóc cũng không xoăn như những người da đen khác... là đặc trưng của người lùn Pygmy. Chính vì vậy, họ thường chịu sự cười nhạo và khinh thường. Thậm chí, người dân Congo thường dùng từ “Man buti” có nghĩa là Pygmy để chế giễu hành động ngu ngốc của một ai đó.
Điều kỳ lạ là chức năng sinh lý của tộc người này phát triển từ 8 - 9 tuổi. Do vậy, các bé gái tới độ tuổi này được xem là đã trưởng thành và bắt đầu quan hệ tình dục, đánh dấu mốc quan trọng từ một bé gái đồng trinh thành những người phụ nữ thực sự, thậm chí bắt đầu sinh con đẻ cái.
Người Pygmy duy trì chế độ một vợ một chồng và sống theo hình thức xã hội thị tộc từ nhiều đời nay. Hơn chục hoặc vài chục gia đình sẽ quần tụ thành một bộ lạc.
Những đứa trẻ Pygmy hồn nhiên trước ống kính.
Thành quả lao động sẽ do thủ lĩnh đức cao vọng trọng trong bộ lạc phân phối tới từng người.
Những thức ăn phong phú có sẵn từ rừng xanh. Họ có ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết. Khái niệm thời gian và con số không tồn tại với người Pygmy. Do vậy, không ai trong số họ biết độ tuổi của mình. Theo tính toán, tuổi thọ trung bình của họ khá ngắn ngủi, chỉ 30 – 40 tuổi. Với ý thức tôn sùng rừng xanh là đấng sinh thành vạn năng, người lùn Pygmy cấm kỵ chặt phá cây, chỉ có thể đợi khi cây chết tự nhiên, cành lá khô cong mới đem về nhóm lửa nấu cơm.
Người Pygmy sống hồn nhiên và hòa mình vào thiên nhiên, nên trang phục trên người họ thường rất đơn giản và “ít vải”. Ngày nay, khi ngày càng nhiều du khách tới tham quan bộ lạc, họ dần học cách mặc áo quần do khách thập phương đem tặng.
Một số người đã biết mặc quần áo do khách thập phương đem tặng.
Sau khi tập hợp những loại hoa quả sẵn có trong rừng, người phụ nữ Pygmy sẽ ép lấy nước và trộn lẫn với sữa lấy từ bầu ngực của những người mới sinh để làm thành các dung dịch hóa trang đặc biệt. Chính màu sắc và chủng loại phong phú của các quả rừng đã khiến mỹ phẩm của phụ nữ Pygmy luôn bắt mắt. Để xua đuổi ma quỷ và làm đẹp, họ vẽ lên mặt những đường nét sinh động, sặc sỡ sắc màu, nhằm biểu thị ước mong cầu may, trừ tà.
Các hoa văn tinh tế và sinh động trên gương mặt một phụ nữ Pygmy.
Căn nhà của người Pygmy cũng khá đặc biệt. Họ không dùng ngói hoặc cát, đá mà dùng lá chuối hoặc lá cọ để lợp nên những túp lều nhỏ xinh hình bầu dục cao khoảng 1,5 m. Tuy còn sống hồn nhiên và nguyên thủy, nhưng cách thức sinh hoạt cộng đồng của tộc Pygmy rất hợp lý. Mỗi hộ sống độc lập dưới một túp lều và quây tròn trong một không gian chung của bộ lạc. Nhà của tộc trưởng sẽ được đặt ở vị trí trung tâm của vòng tròn.
Hai người đàn ông sẵn sàng cho buổi săn bắn trong rừng.
Sống ẩn mình trong những khu rừng rậm, tách khỏi xã hội hiện đại, ồn ào, người Pygmy đã tự tạo cho mình không gian sinh hoạt hoàn toàn riêng biệt và lưu giữ những nét đẹp văn hóa vô cùng
độc đáo suốt bao đời.