PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HIỆU QUẢ NHẤT
Bạn đang thắc mắc hay đang tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nào hiệu quả, hãy gọi hay đến công ty môi trường Bình Minh để được đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn Bạn những vấn đề về thiết kế, cải tạo, thi công, hay lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất cho hệ thống bạn.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam. Đặc biệt, nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.Ô nhiễm nước được phân làm hai loại: nguồn gốc tự nhiên (do mưa tuyết, bão lụt.. đưa vào nguồn nước những chất thải) và nguồn gốc nhân tạo (quá trình thải các chất độc hại vào môi trường nước).
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…của các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ,…Như vậy, nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh viện, trường học, bếp ăn,.. cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.
[img=0x0]http://bunvisinh.com/wp-content/uploads/2015/09/xu-ly-nuoc-thai-khu-chung-cu-bunvisinh-com.jpg[/img]
Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải công nghiệp được cho là nước thải từ các cơ sở sản xuất nhóm ngành nông sản, lâm sản, thủy sản; thực phẩm, bia, nước giải khát, thuốc lá; cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm tập trung; cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất thủ công trong các làng nghề; thuộc da, tái chế da; khai thác, chế biến khoáng sản; dệt, nhuộm, may mặc; sản xuất giất, bột giấy, nhựa, cao su; sản xuất phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng…
[img=0x0]http://bunvisinh.com/wp-content/uploads/2016/03/xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom-mat-bang-chung.png[/img]
Xử lý nước thải dệt nhuộm
Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số lượng người.
Lượng nước thải từ các cơsở thương mại và dịch vụ cũng có thể được chọn từ 15-25% tổng lượng nước thải của toàn thành phố.
Đặc trưng nước thải sinh hoạt là: hàm lượng chất hữu cơ cao (55-65% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật có cả vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuy ển hóa chất bẩn trong nước thải.
Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, là nguồn gốc để các loại vi khuẩn (cả vi khuẩn gây bệnh) phát triển là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước.
Nước thải sinh hoạt có thành phần giống nhau ở các đô thị nhưng khác về hàm lượng, phương pháp xử lý giống nhau và xử lý sinh họcđược ưu tiên lựa chọn.
Lưu lượng nước thải không điều hòa, phụ thuộc vào thời điểm trong ngày (Vd: lượng người trong khu đô thị,…), số lượng người càng đông chế độ thải càng điều hòa.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.
Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt? Các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt bao gồm:- Các chất béo như protein (40-50%)
- Hydratcacbon (40-50%) gồm tinh bột
- Đường và cellulose và các chất béo(5-10%)
Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao dộng trong khoảng 150-450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt đối với môi trường nước (sông, hồ, kênh rạch,…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản:
- Tải trọng chất bẩn
- Định mức sử dụng nước (hay lưu lượng nước thải) tính trên mỗi đầu người
[img=0x0]http://bunvisinh.com/wp-content/uploads/2016/07/xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat-gia-re.jpg[/img]
Xử lý nước thải sinh hoạt
Tải trọng chất bẩn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và tập quán của người dân. Theo tính toán của nhiều quốc gia đang phát triển và của Việt Nam, tải trọng chất bẩn trong nước sinh hoạt do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không qua xử lý) được giới hạn ở bảng 2.1 (giá trị lớn hơn trong bảng tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội được phát triển hoàn thiện và mức sống được nâng cao).
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần ô nhiễm độc hại vì vậy cần phải xử lý nước thải sinh hoạt đúng tiêu chuẩn để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho xã hội.
[img=0x0]http://bunvisinh.com/wp-content/uploads/2015/11/M%E1%BB%99t_nh%C3%A1nh_s%C3%B4ng_%C4%90%E1%BB%93ng_Nai_ch%E1%BA%A3y_qua_c%C3%B9_lao_Ph%E1%BB%91.jpg[/img]
Xử lý nước thải sinh hoạt
[size=undefined]
Nước thải sau xử lý phải có các thông số ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN14: 2008/BTNMT Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.[/size]
[font=Verdana, Geneva, sans-serif]Chỉ tiêu
Trong khoảng
Trung bình
Đơn vị
Tổng chất rắn (TS)
-Chất rắn hoà tan (TDS)
-Chất rắn lơ lửng (SS)
350-1200
250 -850
100-350
720
500
220
mg/l
BOD5
110-400
220
mg/l
Tổng nitơ
– NiTơ hữu cơ
– Nitơ amoni
– Nitơ nitrit
– Nitơ nitrat
20-85
8-35
12-50
0-0,1
0.1-0.4
40
15
25
0,05
0,2
mg/l
Clorua
30-100
50
mg/l
Độ kiềm
50-200
100
mg CaCO3/l
Tổng chất béo
50-150
100
mg/l
Tổng phốtpho
8
mg/l[/font]
Bảng thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư
Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trường.
Nước thải sinh hoạt gây ra sự ô nhiễm môi trường do các thành phần ô nhiễm:
COD, BOD: Sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng của hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,… làm cho nước thải có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường nước nơi tiếp nhận.
SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận gây điều kiện yếm khí.
Nhiệt độ: Nhiệt độ nước thải sinh ra thường không gây ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật.
Vi khuẩn gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
N,P: Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao sẽ dẫn tới hiện tượng phú dưỡng hoá, đó là sự bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước thấp hơn vào ban đêm gây ngạt thở và gây chết các thuỷ sinh vật, trong khi đó ban ngày thì nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra.
Màu: Màu đục hoặc đen gây mất mỹ quan.
Dầu mỡ: Gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.
[font=Verdana, Geneva, sans-serif]Hạng mục
Chất lượng nước dòng vào (yêu cầu thiết kế)
Chất lượng nước dòng ra theo QCVN 14:2008 cột A (*)
Nhiệt độ
20-30 0c
20-30 0c
pH
6.5 – 8.0
5.0 – 9.0
BOD5
400 mg/l
50 mg/l
Amoni
50 mg/l
5 mg/l
Chất rắn lơ lửng (T_SS)
275 mg/l
50 mg/l
TKN
60 mg/l
–
Tổng photpho
12 mg/l
6 mg/l
Dầu + Mỡ
30 mg/l
5 mg/l
Tổng Coliform
105 – 106 MPN/100ml
3.000 MPN/100ml[/font]
Theo QCVN 14:2008/BTNMT thì cột A là cột quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.).
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt sau xử lý
QCVN14:2008/BTNMT
Phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn
Quy chuẩn này qui định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung
Đối tượng áp dụng của quy chuẩn
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ sở công cộng, doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
Bảng 2.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
Các chất
Tổng chất thải(g/người.ngày)
Chất thải hữu cơ(g/người.ngày)
Chất thải vô cơ(g/người.ngày)
1.Tổng lượng chất thải
190
110
80
2. Các chất tan
100
50
50
3.Các chất không tan
90
60
30
4.Chất lắng
60
40
20
5.Chất lơ lửng
30
20
10
Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị thành phần như sau: COD = 500mg/l, BOD5 = 250mg/l, SS = 220mg/l, photpho = 8mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ = 40mg/l, pH = 6,8, TS = 720mg/l. Như vậy, nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khác khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường, các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng khá cao đôi khi theo tỷ lệ như sau: BOD5:N = 100:5:1.
Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.
Từ những tính chất nước thải, công ty môi trường Bình Minh xin đưa ra phương phápxử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất, đảm bào nước thải đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn nước thải sinh hoạt.
Các phương pháp sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của nước thải, do đó về bản chất kỹ thuật xử lý nước thải được chia làm 3 nhóm chính: lý học (cơ học), hóa học, sinh học. Nếu xác định ở cấp độ xử lý, các kỹ thuật xử lý trên áp dụng ở các mức sau: - Xử lý sơ bộ (xử lý bậc một): quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất thô, các loại cặn trong nước thải. Các quá trình xử lý sơ bộ thường dùng: song chắn rác, lưới chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể lắng…
- Xử lý bậc hai: mục đích chính của giai đoạn này là loại trừ các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng có khả năng phân hủy sinh học.
- Xử lý bậc cao: được áp dụng khi yêu cầu xử lý cao hơn quá trình xử lý bậc hai có thể đáp ứng. Người ta dùng xử lý bậc cao để loại bỏ các thành phần như dinh dưỡng (nitơ, phôtpho…), các hợp chất độc, các hợp chất hữu cơ và các chất rắn lơ lửng.
- Xử lý bùn cặn: đây là khâu rất quan trọng không thể không xét đến trong công trình xử lý nước thải vì trong một số công đoạn xử lý luôn kèm theo một lượng bùn đáng kể. Các kỹ thuật xử lý bùn có thể kể là: nén bùn, ổn định bùn, sấy bùn,
Nếu bạn có thắc mắc gì, hay khó khăn gì trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả nhất cho tính chất nước thải của Bạn.
[img=0x0]http://bunvisinh.com/wp-content/uploads/2016/03/vai-tro-cua-bun-vi-sinh-trong-xu-ly-nuoc-thai.png[/img]
Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt sau xử lý đảm bảo đạt cột A – QCVN 14:2008 BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận. Bùn rắn lắng từ bể lắng sinh học sẽ được dẫn về bể phân hủy bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng. Từ bể phân hủy bùn, bùn được tách nước và định kỳ hút đem xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ tuần hoàn trở lại bể gom để tiếp tục xử lý.
Phân tích và lựa chọn công nghệ xử lý.
Việc áp dụng các phương pháp xử lý nước thải phụ thuộc vào tính chất nước thải, hàng loạt các yếu tố như: kinh phí, điện phí, diện tích dành cho hệ thống xử lý, đặc điểm địa hình, hệ thống thoát nước, mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận,.. Hệ thống xử lý nước thải thường bao gồm tổng hợp các phương pháp: cơ học, hoá học, sinh học.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là BOD5/COD >0,5. Dựa trên phương pháp sinh học khử các chất dinh dưỡng, với sự kết hợp của các bể như : bể kỵ khí, bể hiếm khí và bể hiếu khí. Đối với nước thải sinh hoạt về văn bản là để khử Nitơ (T-N) và Phốtpho (T-P), cacbon hữu cơ và hydro (BOD), và SS. Nên để xử lý đạt hiệu quả tốt hơn thì sử dụng biện pháp xử lý sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp với các phương pháp khác.
Công nghệ AO xử lý nước thải sinh hoạt được coi là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay và được ứng dụng chủ yếu để xử lý nước thải sinh hoạt. Các công trình sử dụng công nghệ xử lý AO mà Công ty Môi trường Bình Minh thực hiện được chủ đầu tư đánh giá rất cao.
[img=0x0]http://bunvisinh.com/wp-content/uploads/2016/02/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-AAO.png[/img]
Công nghệ AO-xử lý nước thải sinh hoạt
Các hệ thống xử lý nước thải được chúng tôi ứng dụng công nghệ này đều đảm bảo chất lượng nước đầu ra với chi phí đầu tư xây dựng rất thấp. Các công trình chúng tôi sử dụng công nghệ AO bao gồm:
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ AO – xử lý nước thải sinh hoạt. Chúng tôi đã xây dựng các yêu cầu kỹ thuật về hệ thống xử lý nước thải nghiêm ngặt như sau :- Xử lý triệt để được độ màu, các chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…).
- Chi phí đầu tư thấp.
- Sử dụng ít hóa chất.
- Hiện đại hóa cao.
- Tự động hóa cao cho người vận hành.
Thời gian thi công nhanh chóng là một đặc điểm lợi thế của bạn khi đến với Công ty chúng tôi – công ty chuyên về công nghệ AO – xử lý nước thải sinh hoạt. Đồng thời, với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo làm hài lòng tất các khách hàng yêu cầu khắt khe nhất.
Công nghệ AAO là gì?
AAO là viết tắt của cum từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục, kết hợp 3 hệ vi sinh: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của vi sinh vật, nước thải sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Hiện nay, công nghệ AAO được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải, như bệnh viện, khu chung cư,nước thải sinh hoạt,….Với những ưu điểm và hiệu quả xử lý của nó, làm công nghệ này được lựa chọn nhiều.
Nhiều công trình sử dụng công nghệ AAO của Nhật Bản, kết hợp với xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh, đảm bảo xử lý được triệt để theo tiêu chuẩn cao nhất đối với các loại nước thải, chi phí vận hành thấp và ổn định, trình độ tự động hóa cao.
– Xử lý kị khí: Xử lý các chất hữu cơ, kim loại nặng, Các chất clo hoạt động
– Xử lý thiếu khí: Giai đoạn chủ yếu xử lý Nitơ, photpho, và COD, BOD
– Xử lý hiếu khí: Khử COD, BOD về ngưỡng giá trị cho phép.
– Tiệt trùng: Bằng lọc vi lọc hoặc sử dụng hóa chất, mà chủ yếu là Hypocloride (CaOCl2) để khử các vi trùng gây bệnh…
[img=0x0]http://bunvisinh.com/wp-content/uploads/2015/10/cong_nghe_aao.jpg[/img]
Công nghệ AAO-xử lý nước thải sinh hoạt
Quá trình xử lý Anaerobic (Xử lý sinh học kị khí)
Trong các bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn. Các hạt bùn cặn này nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh kị khí được thể hiện bằng các phương trình sau:
Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng
Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)
C5H7O2N: là công thức hóa học thông dụng để đại diện cho tế bào vi khuẩn
Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.
Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử, tạo các axit, tạo methane.
Quá trình xử lý Anoxic (Xử lý sinh học thiếu khí)
Tại bể anoxic diễn ra quá trình nitrat hóa và Photphorit để xử lý N, P
Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau:
Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa:
NO3– → NO2– → N2O → N2↑
Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý.
Quá trình Photphorit hóa:
Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật thiếu khí, tại bể Anoxic lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m2/m3. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.
Quá trình Oxic (Xử lý sinh học hiếu khí)
Các phản ứng chính xảy ra trong bể xử lý sinh học hiếu khí như:
Quá trình Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ:
Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + năng lượng
Quá trình tổng hợp tế bào mới:
Chất hữu cơ + O2 + NH3 → Tế bào vi sinh vật + CO2 + H2O + năng lượng
Quá trình phân hủy nội sinh:
C5H7O2N + O2 → CO2 + H2O + NH3 + năng lượng
Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong bể Aeroten: 3500 mg/l, tỷ lệ tuần hoàn bùn 100%. Hệ vi sinh vật trong bể Oxic được nuôi cấy bằng chế phẩm men vi sinh hoặc từ bùn hoạt tính. Thời gian nuôi cấy một hệ vi sinh vật hiếu khí từ 45 đến 60 ngày. Oxy cấp vào bể bằng máy thổi khí đặt cạn hoặc máy sục khí đặt chìm.
Công nghệ AAO được ứng dụng xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm… Để gia tăng hiệu quả xử lý, công nghệ xử lý nước thải AAO thường được kết hợp với công nghệ xử lý nước thải MBBR và công nghệ xử lý nước thải MBR.
[img=0x0]http://bunvisinh.com/wp-content/uploads/2015/10/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-aao.jpg[/img]
Công nghệ AAO-xử lý nước thải sinh hoạt
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ AO – AAO- Nước sau khi xử lý đảm bảo chất lượng tuyệt đối.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Sử dụng ít hóa chất.
- Chi phí xử lý bùn thải thấp.
- Hiện đại hóa cao.
- Tự động hóa cao cho người vận hành.
- Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy muốn chuyển địa điểm.
- Khi mở rộng quy mô, tăng công suất, có thể nối lắp thêm các moodun hợp khối mà không dỡ bỏ để thay thế.
* Xem thêm về công nghệ AO và AAO trong xử lý nước thải sinh hoạt
http://bunvisinh.com/xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat-bang-cong-nghe-aao.html
http://bunvisinh.com/cong-nghe-ao-xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat.html
Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong thi công hệ thống xử lý nước thải trong sinh hoạt. Chúng tôi đảm bảo quá trình thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất. Tất cả vì mục tiêu xây dựng hệ thống với chi phí thấp nhất, thiết bị xử lý tốt nhất, thời gian thi công nhanh chóng và đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt do CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH TƯ VẤN – THIẾT KẾ – THI CÔNG – XÂY DƯNG – CẢI TẠO đạ hiệu quả cao:
CÁC DỰ ÁN THIẾT KẾ, THI CÔNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
[font=Verdana, Geneva, sans-serif]TT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Địa chỉ
Năm thi công
1
Nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Công suất 300 m3/ngày.đêm.
Vincom Mega Mall Thảo Điền
Vincom Thảo Điền, 159 Xa lộ Hà Nội, Thảo Điền, Quận 2, Hồ Chí Minh
2016
2
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Công suất 100 m3/ngày.đêm.
Công ty Cổ Phần TECKCOM – Nhà Máy KCN Nam Tân Uyên
Nhà xưởng Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, thị xã Tân Uyên, Bình Dương
2016
3
Thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Công suất 100 m3/ngày.đêm.
Tòa nhà Trung Tâm Hành Chính Tỉnh Lâm Đồng
Tòa nhà Trung Tâm Hành Chính Tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt, Lâm Đồng
2015
4
Thiết kế, thi công hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt Công suất 80 m3/ngày.đêm.
Công ty TNHH Hưng Gia Nguyễn – Nhà Máy sản xuất Sợi Nam Việt
Số 86, tổ 2, Khu Phố Bà Tri, phường Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên, Bình Dương.
2015
5
Cải tạo và hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Công suất Q = 80m3/ngày.đêm
Tổng công ty May Nhà Bè – Công ty Cổ Phần
Số 4, đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
2015
6
Thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Công suất Q = 75 m3/ngày.đêm
Công ty TNHH Ngọc Huệ
Cô Bắc, Cô Giang, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
2015
7
Thiết kế, cung cấp thiết bị, thi công hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt Công suất Q = 30 m3/ngày.đêm
Công ty TNHH Phương Hạnh
Đường ĐT 743, Khu phố Bình Quới A, P. Bình Chuẩn, TX. Thuận An, Bình Dương.
2015
8
Thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt – sơn mài công suất 30 m3/ngày.đêm.
Công ty TNHH Sơn Cao
42A/6 Khu Phố 8, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa,Đồng Nai
2016
9
Nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 12 m3/ngày.đêm.
Công ty TNHH Insulpack
Ấp 1a An Phú Huyện Thuận An, Bình Dương
2016
….
….
….
….
….[/font]
NGOÀI RA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH CÒN CUNG CẤP BÙN VI SINHTOÀN QUỐC
[font=Verdana, Geneva, sans-serif]STT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Địa chỉ
1
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 360 tấn
Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam
Hậu Giang – Công suất 200,000 m3/ngày.đêm.
2
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 270 tấn.
Công ty Cổ phần Dệt nhuộm Nam Phương 270 tấn
KCN Việt Hương 2, Bình Dương – công suất 15,000 m3/ngày.đêm
3
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 160 tấn
Công ty TNHH Điện tử SamSung HCMC
Khu công nghệ cao Quận 9, TP Hồ Chí Minh công suất > 2,000 m3/ngày.đêm
4
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 80 tấn.
Công ty TNHH Dệt PACIFIC CRYSTAL
KCN Lai Vu, Hải Dương – công suất > 5,000 m3/ngày.đêm
5
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 50 tấn
Công ty Cổ Phần Giấy Rạng Đông
Diên Khánh, Khánh Hòa – công suất 1,000 m3/ngày.đêm
6
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 40 tấn
Trường Quốc tế Việt Úc AIS
quận 2, TP Hồ Chí Minh – công suất >100 m3/ngày.đêm
7
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 30 tấn.
Công ty TNHH Việt Nam SAMHO
Tỉnh lộ 8, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh – công suất 1,000 m3/ngày.đêm
8
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 30 tấn
Công ty TNHH San Miguel Pure Foods
Bến Cát, Bình Dương – Công suất 150 m3/ngày.đêm
9
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 15 tấn
Công ty Cleartech
Tòa nhà Pear Plaza, Điện Biên Phủ, Bình Thạnh
10
Cung cấp, vận chuyển nuôi cấy bùn vi sinh hoạt tính 2 tấn
Công ty TNHH Samju Vina
KCN Điềm Thụy – Thái Nguyên
– Công suất 50 m3/ngày.đêm
….
…..
…..
…..[/font]
NGOÀI RA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG BÌNH MINH CÒN VẬN CHUYỂN BÙN VI SINHDẠNG LỎNG TOÀN QUỐC
[font=Verdana, Geneva, sans-serif]STT
Tên dự án
Chủ đầu tư
Địa chỉ
1
Vận chuyển, xử lý bùn thải dạng lỏng 250 tấn
Công ty Sữa Vinamilk
Vinamilk Mỹ Phước
2
Vận chuyển, xử lý bùn thải dạng lỏng 250 tấn
Nhà máy sản xuất bột ngọt VEDAN
Quốc lộ 51, ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
3
Vận chuyển, xử lý bùn vi sinh dạng khô 100 tấn
Nhà máy dệt nhuộm Triệu Tài
Khu CN Vinatex – Nhơn Trạch – Đồng Nai
….
…..
…..
…..[/font]
Công ty môi trường Bình Minh chuyên viết hồ sơ môi trường, lập báo cáo giám sát môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý khí thải, cung cấp bùn vi sinh toàn quốc. Liên hệ với chúng tôi khi bạn cần Khi cần tư vấn, cung cấp bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh. Chúng tôi cam kết hỗ trợ 24/24, tận nơi và hoàn toàn miễn phí.
Hotline : 0917 347 578 (Mr.Thành)