Đâu là tuổi thật của bạn?
moclantim > 04-17-2011, 01:54 AM
[FONT="]Đâu là tuổi thật của bạn?[/FONT]
[FONT="] [/FONT]
[FONT="](Lam dep) - Bạn nghĩ mình trẻ hơn tuổi? Theo nghiên cứu mới nhất, gương mặt không thể hiện được độ tuổi thật sự của cơ thể. Bạn muốn biết tuổi thật? Hãy làm những bài kiểm tra nho nhỏ sau:[/FONT]
[FONT="]Những bài test sau do các bác sỹ gợi ý sẽ giúp bạn kiểm tra sức khỏe của mình. Hãy bắt đầu bằng việc viết tuổi thật của bạn vào một mảnh giấy. Sau đó thêm hoặc trừ bớt tuổi của mình qua từng bài test tùy theo câu trả lời của bạn. Sau bảy bài test, bạn sẽ có độ tuổi sức khỏe của mình. Đừng quên đọc kỹ những lời khuyên vì chúng sẽ giúp bạn trẻ trung và khỏe khoắn hơn.
[/FONT][FONT="]1. Mắt[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]Giữ một đầu cây thước dưới xương má. Cầm tờ báo đặt phía trước mặt bạn, càng xa càng tốt dọc theo thước đo. Sau đó di chuyển từ từ về phía mắt bạn đến khi chữ trên tờ báo bắt đầu nhòe đi. Đo khoảng cách gần nhất mà mắt bạn có thể đọc rõ chữ.[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]*Tuổi thật của bạn:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Dưới 15cm: giữ nguyên số tuổi. Từ 16-30cm: cộng một tuổi. Từ 31-60cm: cộng hai tuổi. Từ 61-90cm: cộng ba tuổi. Hơn 90cm: cộng bốn tuổi.
[/FONT][FONT="]*Bác sỹ nói:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Càng lớn tuổi, mắt chúng ta sẽ mất khả năng tập trung vì thủy tinh thể trở nên cứng hơn, mất đi sự linh hoạt vốn có.
[/FONT][FONT="]*Cải thiện:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Ngưng hút thuốc và có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bạn nhớ đeo kính mát khi đi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi các tia tử ngoại và nguy cơ đục thủy tinh thể.
[/FONT][FONT="]2. Cơ[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]Đứng trên một chân và giữ cho chân còn lại gập vào, hướng về mông. Đặt hai tay ở hông và nhắm mắt lại. Bạn có thể giữ thăng bằng ở tư thế này trong bao lâu?[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]*Tuổi thật của bạn[/FONT][FONT="]: Hơn một phút: Trừ bốn tuổi. Khoảng 30 giây: trừ hai tuổi. Ít hơn một vài giây: cộng ba tuổi.[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]*Bác sỹ nói:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Theo thời gian, lực cơ chỉ dưới của cơ thể sẽ giảm dần đi. Chúng ta cũng dần mất khả năng kiểm soát một vài cử động có liên quan đến khớp. Điều này khiến cho cơ thể dễ mất thăng bằng.
[/FONT][FONT="]*Cải thiện: [/FONT][FONT="]Tập giữ thăng bằng trên một chân mỗi ngày. Bài tập sẽ giúp bạn tăng cường khả năng vận động của các cơ, làm săn chắc cơ dưới.[/FONT]
[FONT="]
[/FONT][FONT="]Không chỉ có khuôn mặt mới biểu hiện tuổi tác mà còn rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể.[/FONT][FONT="][/FONT]
[FONT="]3. Da[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]Đặt sấp bàn tay trên bàn, kéo da trên lưng bàn tay căng đến mức có thể. Giữ một phút rồi thả ra. Bây giờ bạn quan sát xem mất bao lâu da bạn mới trở lại tình trạng ban đầu?[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]*Tuổi thật của bạn:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Dưới 1 giây: bạn trẻ hơn ba tuổi. Từ 1-2 giây: giữ nguyên số tuổi. Từ 3-4 giây: cộng một tuổi. Từ 5-10 giây: cộng hai tuổi và nếu từ 11-30 giây: cộng ba tuổi.
[/FONT][FONT="]*Bác sỹ nói[/FONT][FONT="]: Ánh sáng sẽ tiêu hủy collagen khiến da mất sự đàn hồi. phơi nắng nhiều da sẽ có các nếp nhăn và dễ ung thư.
[/FONT][FONT="]*Cải thiện: [/FONT][FONT="]Tránh ra nắng quá lâu, nhất là từ 10-15 giờ. Đồng thời nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc vì nó cũng làm lão hóa da.
[/FONT][FONT="]4. Não[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]Hãy đếm ngược từ 100 và phải cách quãng bảy đơn vị, ví dụ: 100, 93, 86… Nếu bạn dưới 40 tuổi, khoảng thời gian đếm ngược sẽ không quá 20 giây. Ngược lại, nếu bạn ở độ tuổi 40-60, thời gian đếm có thể vào khoảng 40 giây.[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]*Tuổi thật của bạn:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Trừ hai tuổi nếu bạn đếm nhanh hơn khoảng thời gian quy định và cộng hai tuổi nếu đếm chậm hơn.
[/FONT][FONT="]*Bác sỹ nói:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Khi lớn tuổi, các tế bào não thoái hóa và chết dần, các khớp thần kinh cũng xấu đi khiến khả năng ghi nhớ giảm sút.
[/FONT][FONT="]*Cải thiện:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Những bài tập thể dục, đặc biệt là aerobic sẽ làm tăng nhu cầu ô-xy và có lợi cho não. Ô-xy sẽ theo máu lên não và nuôi dưỡng, cải thiện chức năng của tế bào não cũng như các sợi thần kinh liên kết. Vì vậy, nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.
[/FONT][FONT="]5. Tim[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]Đo chu vi hông của bạn ở phần rộng nhất. Sau đó đo eo bạn ở phần nhỏ nhất. Lấy số đo của eo chia cho hông, bạn sẽ được một tỷ lệ.[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]*Tuổi thật của bạn:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Ít hơn hoặc bằng 0,7: trừ một tuổi. Khoảng 0,85: cộng ba tuổi. Lớn hơn 1: cộng năm tuổi. Ví dụ vòng eo 65, vòng mông 90, chia ra bạn sẽ có tỷ lệ 0,7.
[/FONT][FONT="]*Bác sỹ nói:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Có vòng eo tương đương hoặc lớn hơn hông là dấu hiệu không khỏe mạnh. Người chứa nhiều mỡ xung quanh eo chứng tỏ có nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp và các vấn đề về tim mạch. Mỡ tập trung ở phần eo đồng nghĩa với mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng. Điều này làm tăng nguy cơ bị bệnh tim hơn việc mập ở những vùng khác.
[/FONT][FONT="]*Cải thiện: [/FONT][FONT="]Có một chế độ ăn cân bằng và thường xuyên tập thể dục. Vận động không những làm giảm mỡ tích tụ mà còn có lợi cho tim và hệ tuần hoàn máu.[/FONT]
[FONT="][/IMG]http://www.eva.vn/upload/2-2011/images/2011-04-16/1302947662-tre-hon-tuoi1.jpg[/IMG][/FONT]
[FONT="]Có vòng eo tương đương hoặc lớn hơn hông là dấu hiệu không khỏe mạnh.[/FONT][FONT="][/FONT]
[FONT="]6. Phổi[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]Lấy một quả bong bóng và một cây thước dài khoảng 30cm. Hít một hơi thật sâu và thổi bong bóng. Sau đó buộc quả bong bóng lại, dùng thước đo chiều rộng của bóng. Từ 7-9cm tương đương 0,5 lít không khí. Từ 10-11cm: 1 lít. Từ 12-13cm: 1,5 lít. Từ 14-16cm: 2-3 lít. Từ 20-22cm: 4-5 lít.[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]*Tuổi thật của bạn:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Ít hơn 1 lít: cộng năm tuổi. Từ 1-1,5 lít: cộng ba tuổi. Từ 2-3 lít: cộng một tuổi. Từ 4-5 lít: trừ ba tuổi.
[/FONT][FONT="]*Bác sỹ nói[/FONT][FONT="]: Độ co giãn của phổi giảm theo thời gian nên lượng không khí ra, vào phổi ít đi do một số túi khí nhỏ trong phổi bị hư hại. Trung bình phổi có thể chứa 3,6 lít không khí. Lượng khí này được tính theo lượng khí mà chúng ta thở ra sau khi hít đầy phổi.
[/FONT][FONT="]*Cải thiện:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Giảm cân là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện hệ hô hấp. Thừa cân sẽ khiến phổi làm việc vất vả hơn để hít vào một lượng không khí cần thiết cho cơ thể. Mỡ nhiều ở vùng ngực cũng khiến cho cơ gặp khó khăn trong việc co giãn khi hít thở.
Để cải thiện, bạn nên tập hít thở sâu 3-4 lần mỗi ngày với 3-4 nhịp mỗi lần. Nếu bạn dễ bị hụt hơi, khó thở, hãy đến bệnh viên để kiểm tra sức khỏe.
[/FONT][FONT="]7. Thính giác[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]Thử kiểm tra thính giác của bạn bằng cách lắng nghe chương trình radio yêu thích với âm lượng nhỏ hơn ¼ âm lượng bạn nghe lúc bình thường. Bây giờ, bạn vẫn có thể theo dõi chương trình yêu thích của mình chứ?[/FONT][FONT="]
[/FONT][FONT="]*Tuổi thật của bạn: [/FONT][FONT="]Nếu bạn không thể nghe được: cộng thêm năm tuổi. Nếu bạn nghe được âm thanh và vài từ: cộng thêm ba tuổi. Nếu bạn không gặp khó khăn gì trong việc theo dõi chương trình: trừ hai tuổi.
[/FONT][FONT="]*Bác sỹ nói:[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Việc đeo headphone nhiều hoặc sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh chuyển tải âm thanh, đi từ tế bào nhận dạng âm thanh ở tai trong đến thần kinh thính giác ở não.
[/FONT][FONT="]*Cải thiện[/FONT][FONT="]: Không sử dụng headphone nghe nhạc quá 60 phút mỗi ngày. Khi nghe radio hay ti-vi, bạn chỉ nên mở âm lượng ở mức vừa nghe hoặc thấp nhất có thể, vì nó sẽ giúp cải thiện thính giác.[/FONT]
[FONT="]Các chuyên mục khác[/FONT]
buoc nhay hoan vu
video ve mong tay Tuan le thoi trang viet nam
xang tang gia
anh dep the thao
truyen tranh o long vien