Ưu và nhược điểm của niềng răng mắc cài sứ
ruaconvagauto > 03-02-2016, 05:49 AM
Hàm răng lệch lạc của bạn thôi thúc bạn tìm hiểu về một phương pháp chỉnh nha phù hợp để cải thiện hàm răng của mình. Niềng răng sẽ là gợi ý khá tốt cho bạn. Sự phát triển của công nghệ nha khoa làm người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, chất liệu làm nên khí cụ chỉnh nha cũng ngày càng đa dạng với các mức chi phí khác nhau để mỗi người đều có thể được chữa trị. Một trong những phương pháp được người đi làm tin dùng đó là: Niềng răng mắc cài sứ! Chúng ta cùng đi tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết sau nhé!
Niềng răng mắc cài sứ có đắt không
So với mắc cài kim loại phổ thông, nếu lựa chọn niềng răng mắc cài sứ, bạn sẽ phải tốn thêm khoảng 8 triệu đồng. Sở dĩ chi phí niềng răng loại này đắt hơn là vì kĩ thuật thực hiện đặt niềng khó hơn cùng với những chi phí phát sinh thêm sau khi đặt mắc cài sứ. Không những thế, với phương pháp này bạn phải thường xuyên đến kiểm tra, theo dõi, chăm sóc tốt nhất để phát hiện những điều nguy hại trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, bạn sẽ khá hài lòng với những ưu điểm của loại mắc cài này.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ
Khi sử dụng các loại mắc cài từ nhựa, composite, sau một thời gian, sự oxi hóa của axit trong nước bọt, thức ăn khiến mắc cài bị ố vàng và gây mất thẩm mỹ cho hàm răng của bạn. Với mắc cài kim loại, kim loại dễ bị xỉn màu hay mòn không những thế chất liệu kim loại còn khiến nhiều người bị dị ứng. Khi này, niềng răng mắc cài sứ tỏ ra khá bền vững khi không hề bị đổi màu sau một thời gian sử dụng. Sứ được gắn trên khung mắc cài. Phần khung này có thể bị dính màu nhưng bạn chỉ cần sử dụng bàn chải để tẩy vết màu đó. So với men răng thật, mắc cài sứ cũng khá cứng nên độ bền tương đối cao.
Lưu ý khi niềng răng mắc cài sứ
Bạn cần hiểu rõ khi niềng răng, vệ sinh răng miệng mỗi ngày sẽ khiến bạn tốn thời gian hơn. Mắc cài sứ tuy khá cứng nhưng cũng có thể bị vỡ, mẻ nếu bị va chạm mạnh. Lúc này, hãy đến nha sĩ để sửa chữa hay thay bộ mắc cài mới. Ở một số phòng khám nha khoa uy tín, chi phí sửa chữa sẽ được miễn phí cho người bệnh trong khi số khác lại tốn phí. Không những thế, nếu mắc cài được gắn ở hàm dưới, khi ăn nhai, hãy sử dụng lực vừa phải để tránh cắn vào mắc cài gây vỡ, thậm chí là tổn thương cho răng thật của bạn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ một cách kĩ càng về cách sử dụng, bảo vệ, thói quen ăn uống khi niềng răng mắc cài sứ để đạt kết quả tốt nhất bạn nhé.