• Ứng xử khiếm nhã của trẻ
  • Ứng xử khiếm nhã của trẻ

    vuthihuong1988 > 01-21-2011, 08:36 AM

    Bên cạnh những thói quen tốt, trẻ học tập một cách “rất tự nhiên” cả những thói quen xấu như ăn nói tự do, ngỗ ngược…

    Ở tuổi này trẻ thích và bắt chước rất nhanh các hành động của người khác. Cử chỉ khiếm nhã của trẻ trong giao tiếp, ứng xử có thể được "học tập" từ bạn bè hoặc các nhân vật trong phim ảnh hay nghe được ở đâu đó. Đồng thời nó xuất phát từ tâm lí muốn “làm người lớn” của trẻ. Trẻ muốn chứng tỏ mình đã trưởng thành hơn. Nhưng sự tự do quá mức lại dẫn đến thói quen không tốt này của trẻ. Trẻ có thể chửi tục hoặc dùng các từ ngữ thiếu văn hoá, vô lễ với người trên như: dùng câu không có chủ ngữ, vị ngữ, không kèm theo hô ngữ…
    Điều quan trọng là trẻ không hiểu hết ý nghĩa của những câu nói ấy mà chỉ nói theo quán tính. Trẻ cũng chưa đủ lớn để hiểu hết hậu quả của cách ứng xử này. “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết được ý nghĩa quan trọng đó và nghiêm khắc hơn với trẻ.

    Nhiều gia đình cho rằng trẻ nói được những câu như “người lớn” nghĩa là trẻ thông minh, khen trẻ “học hỏi nhanh”. Trẻ được đà và nghĩ thế là hay, lâu dần quên mất cách sử dụng sự “trong sáng của tiếng Việt”. Thay vào đó, bố mẹ nên nghiêm khắc hơn với trẻ. Hãy từ chối nói chuyện nếu trẻ dùng những từ ngữ thô tục. Cảnh báo và đưa ra hình phạt nếu trẻ vẫn tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, cha mẹ nên là tấm gương sáng cho trẻ, phải chú ý đến lời nói và hành động của mình bởi trẻ học tập ở bạn rất nhiều. Đồng thời khi khuyên bảo con cũng nên nhẹ nhàng giảng giải để con hiểu thay vì quát nạt, sẽ gây tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ.

    Nguồn: mangthai.vn