Giúp con phát triển toàn diện là mong muốn của các bậc phụ huynh, vì vậy chế độ dinh dưỡng của con cũng được đảm bảo hơn về chất lượng. Nhiều người đặc biệt còn lên kế hoạch giúp con mình phát triển chiều cao hơn, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức căn bản để có thể áp dụng.
1. Yếu tố di truyền
Yếu tố này quyết định 23% đến sự phát triển chiều cao của con trẻ. Tuy nhiên yếu tố này cũng chưa phải là yếu tố quyết đinh bởi chiều cao của trẻ vẫn sẽ tăng trưởng vượt bậc nếu mẹ có một chế độ chăm sóc dinh dưỡng và vận động phù hợp, khoa học.
2. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố có sức ảnh hưởng cao nhất đến sự phát triển chiều cao, nó chiếm tới 31%. Cơ thể trẻ cần được nhận đầy đủ năng lượng cần thiết hàng ngày, có tăng cân tốt thì mới tăng chiều cao được. Ngoài vấn đề năng lượng thì nhiều vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh có liên quan đến tăng trưởng chiều cao, đó là vitamin A, D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt…
Tuy nhiên chế độ ăn hàng ngày của bé để phát triển chiều cao đảm bảo về chất lượng nhưng bé vẫn thấp còi thì bạn cần chú ý xem lại khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho con.
Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ các thành phần tinh bột, chất béo, chất đạm, các vitamin, nhất là vitamin C, khoáng chất và các chất xơ từ rau xanh và trái cây tươi.
Những thành phần tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xương là chất đạm, canxi giúp xương chắc khỏe và vitamin D giúp chuyển hóa hiệu quả canxi trong cơ thể. Đó là lý do vì sao trẻ nên uống sữa trăng chiều cao bởi thành phần chủ yếu của sữa là canxi, để lượng canxi này có thể chuyển hóa giúp xương chắc khỏe cần phải được bổ sung thêm vitamin D và nhiều thành phần khác.
3. Chế độ vận động hợp lý, ngủ đủ giấc
Muốn trẻ cao lớn bạn còn phải cho trẻ ngủ đủ và sâu giấc, nhất là giấc ngủ đêm sẽ thúc đẩy sự phát triển tối ưu về chiều cao. Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào khoảng 11 – 12 giờ đêm khi trẻ đã ngủ say, không nên cho trẻ em ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormone tiết ra rất ít khiến trẻ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao. Vì vậy, trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, không để trẻ ngủ muộn sau 10 giờ đêm.
Một cơ thể khỏe mạnh cũng có ý nghĩa đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Hãy thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, chơi các trò chơi thể thao phù hợp với lứa tuổi như: đạp xe, đá bóng, bơi, bóng rổ, xà đơn…
Ngoài 3 yếu tơ cơ bạn trên bạn cũng nên hiểu thêm về các giai đoạn phát triển chiều cao của con như thế nào. Theo nghiên cứu, các nhà khoa học chia ra làm 3 giai đoạn quan trọng: giai đoạn trong bào thai, giai đoạn dưới hai tuổi và giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (trẻ trai: 13 – 16 tuổi, trẻ gái 10 – 13 tuổi).
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, sinh ra nhẹ cân thì sau này cũng khó mà cao được. Vì thế các bà mẹ khi mang bầu cần phải hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bào thai nhé.
Giai đoạn dưới hai tuổi trẻ bị suy dinh dưỡng, nhất là suy dinh dưỡng thể thấp còi thì nguy cơ phát triển chiều cao là rất thấp (vì chiều cao của trẻ lúc hai tuổi bằng nửa chiều cao lúc trưởng thành).
Và giai đoạn dậy thì cũng rất quan trọng: ở giai đoạn này trẻ có thể tăng 10 – 15cm/năm. Nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và tập thể dục thể thao như chạy, bơi lội, tập xà,… thì có thể cải thiện tốt chiều cao.
Hiểu rõ hơn về những yeeuus tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của con sẽ giúp bạn có những kế hoạch tập luyện chuẩn xác cho con phát triển toàn diện hơn và nhất là chiều cao.