Khi đầu tư vào Việt Nam, khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài phải nắm vững các thủ tục liên quan đến việc đăng ký đầu tư và thành lập công ty ở Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp những phân tích liên quan đến việc như thế nào để thực hiện đầu tư vào Việt Nam.
Bước 1. Xác định điều kiện để được đầu tư
Nhà đầu tư cần xác định quốc tịch của mình có thuộc thành viên đã gia nhập WTO hay không, nếu không thì phải làm thủ tục xin ý kiến của Bộ ngành có thẩm quyền. Nếu có thì tiếp tục xem ngành nghề của nhà đầu tư có được Việt Nam mở cửa trong bản cam kết với WTO hay không, nếu không thì sẽ làm thủ tục xin ý kiến của Bộ ngành có thẩm quyền.
Bước 2. Tiến hành đăng ký đầu tư
1. Nếu đã thỏa mãn những điều kiện ở Bước 1, Nhà đầu tư cần xác định mình sẽ đầu tư theo cách trực tiếp hay gián tiếp.
2. Nếu là đăng ký trực tiếp thì phải tiến hành xin giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ yêu cầu:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư;
– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
– Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Lưu ý: Tất cả hồ sơ, tài liệu do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
3. Nếu như tìm được một công ty Việt Nam cho phép góp vốn thì tiến hành thủ tục: Đăng ký góp vốn, chuyển đổi thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Hồ sơ yêu cầu:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Lưu ý: Tất cả hồ sơ, tài liệu do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
Bước 3: Thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ yêu cầu:
Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ cần chuẩn bị khác nhau. Chúng tôi xin đơn cử giới thiệu đến quý khách hồ sơ thành lập công ty trác nhiệm hữu hạn gồm có:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên;
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Bước 4: Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh nghiệp thì nhà đầu tư sẽ phải tiến hành những thủ tục như: làm con dấu, làm bảng hiệu, đăng ký tài khoản ngân hàng, đăng ký mua hóa đơn, đăng ký thuế ban đầu, đăng ký lao động ban đầu, đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động,
Trong quá trình thực hiện thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn thực tế nên nhà đầu tư nên tìm một công ty luật có uy tín để tiến hành tiến hành tư vấn và thực hiện các thủ tục trên.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đầu tư vào Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu biết thêm về các vấn đề pháp lý của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn.