Khi bị
bệnh vẩy nến thì chế độ ăn uống sinh hoạt góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh cũng như phòng bệnh vô cùng hiệu quả. Dưới đây là 9 loại canh rất tốt cho người bệnh vẩy nến, nếu kết hợp tốt chế độ ăn uống và phương pháp điều trị hợp lý thì bạn hoàn toàn có thể loại bỏ căn bệnh phiền toái này:
>>>
Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả nhất
- Canh rau má: rau má 200g, thịt heo nạc băm 20g nấu canh ăn.
- Canh chua cá kèo: giá đậu 100g, dứa 50g, cà chua 30g, cá kèo làm sạch 100g, me, gia vị vừa đủ nấu ăn.
-Giò heo hầm thuốc: sinh địa, xuyên khung, bạch thược, mạch môn 12g, cẩu kỹ, cúc hoa mỗi vị 10g. Công dụng: bổ huyết, điều huyết, nhuận phế, mát gan.
- Canh khổ qua: khổ qua 2 trái 200g bỏ ruột, đậu phụ non 30g, nấm mèo 20g, miến 20g, thêm gia vị nhồi vào trái đem nấu canh ăn. Công dụng: giải huyết, mát gan, tăng miễn dịch, giải độc.
- Canh khoai tím: khoai tím 20g, tôm luộc 50g bằm nhỏ, hành ngò gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: nhuận phế, bổ âm, dưỡng huyết, mát gan, giải độc.
- Canh bí đao: bí đao 200g, chân gà 2 cặp, làm sạch xắc khúc, hành ngò thêm gia vị nấu canh ăn. Công dụng: sinh phế, mát gan, lợi tiểu.
- Rau diếp sốt cà chua: rau díp 100g, dưa leo 100g thái lát, cà chua 2 trái, thịt heo 50g, bằng cách thịt bằm gia vị, cà chua làm nước sốt chấm rau ăn.
- Canh atiso: bông tươi atiso 200g, thịt vịt 50g, gia vị vừa đủ nấu nhừ ăn. Công dụng: bổ huyết, mát gan, nhuận phế, lọc máu, lợi tiểu.
- Chè đậu xanh: đậu xanh 150g, nấm mèo 20g, lá nha đam 50g tước vỏ cứng, đường cát vừa đủ nấu chè ăn. Công dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc.
Ngoài ra người bệnh vảy nến không được tự ý mua thuốc bôi ngoài các hiệu thuốc, việc
điều trị vảy nến phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đem lại hiệu quả cao nhất.