Bệnh viêm tai giữa mãn tính là bệnh lý khá phổ biến hiện nay ở nước ta, bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Viêm tai giữa mãn tính gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, viêm tai giữa mãn tính cũng là nguyên nhân phổ biến và có thể gây tử vong vì biến chứng. Vậy
viêm tai giữa mãn tính ở người lớn là thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan về căn bệnh nhé
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn
Là tình trạng viêm nhiễm kéo dài, không chỉ trong khoang tai giữa mà còn lan đến thượng nhĩ và xương chũm. Thời gian chảy mủ tai đã kéo dài trên 3 tháng.
Viêm tai giữa mãn tính ở người lớn xuất hiện là do khi bị viêm tai giữa cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm gây nên. Bên cạnh đó, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dùng nước nhiễm khuẩn thì tai dễ bị viêm nhiễm kéo dài. Ngoài ra, những biến chứng của một số căn bệnh về tai - mũi - họng, không khí ô nhiễm cũng là những lý do gây bệnh thường gặp nhất.
Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn
– Tai chảy nhiều dịch mủ có khi loãng hoặc có khi đặc, mủ có màu trắng hoặc vàng và mùi hôi khó chịu, đôi khi xuất hiện thêm máu từ bên trong.
– Tai đau nhức, đau đầu, sốt, thính giác nguy càng suy giảm và có nguy cơ thủng màng nhĩ gây mất thính lực do tình trạng dịch mủ chèn ép lên màng nhĩ.
– Rối loạn tiêu hóa, Biếng ăn, ăn không tiêu, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày… khiến người bệnh mệt mỏi, cơ thể suy nhược…
–Người bệnh có triệu chứng đau rát cổ họng, ho khan nhẹ có đờm có thể do ảnh hưởng từ bệnh viêm tai giữa.
Các biến chứng của bệnh viêm tai giữa ở người lớn nếu không được điều trị kịp thời:
- Gây nên thủng màng nhĩ: do mủ bị tích tụ quá nhiều trong tai không thể thoát được gây áp lực khiến màng nhĩ tự thủng để mủ chảy ra ngoài
- Giảm hay gây mất thính lực lâu dài: các chất nhầy, dịch mủ tích tụ quá lâu gây ảnh hưởng tới chuỗi xương tai và màng nhĩ dẫn đến tình trạng giảm thính lực hay mất hoàn toàn thính lực
- Gây viêm xương chũm: đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Từ viêm xương chũm có thể ảnh hưởng tới dây thàm kinh gây liệt mặt ngoại biên hoặc ảnh hưởng tới nội sộ gây viêm màng não, áp-xe não, áp-xe ngoài màng cứng... dẫn tới tử vong.
Làm gì khi bị mắc bệnh viêm tai giữa mãn tính
Viêm tai giữa mãn tính rất nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi có dấu hiệu của viêm tai giữa, người bệnh nên thăm khám tại những cơ sở uy tín, chất lượng. Dựa vào mức độ bệnh mà chuyên gia sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp.
- Đối với trường hợp bệnh nhẹ thì chuyên gia sẽ tiến hành vệ sinh và làm sạch tai cũng như hút mủ ra ngoài. Sau đó nhỏ hoặc xịt một số loại thuốc kháng sinh phù hợp để làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
- Đối với những bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, ảnh hưởng đến cấu trúc tai thì có thể sẽ được cân nhắc để thực hiện phẫu thuật.
→ Phương pháp phòng ngừa cũng như ngăn viêm tai giữa mãn tính quay lại:
– Không sử dụng vật nhọn sắc chọc vào tai, không nên sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai khi chưa được khử trùng, không ngoáy tai quá sâu…
– Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc…
– Không tự ý nhỏ thuốc vào tai.
– Sau khi đi tắm ở bể bơi, ao, hồ cần chủ động vệ sinh vùng tai một cách sạch sẽ.
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề viêm tai giữa mãn tính ở người lớn. Nếu còn thắc mắc hay cần thêm thông tin các bạn có thể truy cập
bệnh viện tai mũi họng uy tín Hoàn Cầu nhé cả nhà.