Chăm Sóc Sức Khỏe Chủ Động với Dinh Dưỡng Unicity Việt Nam
kienkhe123 > 12-14-2013, 10:19 AM
Một số điều cần biết về thực phẩm chức năng
1. Thế nào là thực phẩm chức năng?
Thực phẩm chức năng là một loại thức ăn đặc biệt, không nhiều calories nhưng đầy đủ và cân đối các vi chất dinh dưỡng, do đó có khả năng bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiếu hụt cho cơ thể (mà bằng con đường ăn uống bình thường hàng ngày không cung cấp đủ), hạn chế nguy cơ thừa năng lượng, giúp thải độc và kháng gốc tự do. Nhờ đó tăng cường chức năng của các tế bào, các tạng, giúp cơ thể tăng cường sức khoẻ, dự phòng bệnh tật, điều chỉnh trọng lượng và hỗ trợ chữa bệnh.
kkasj
2. Thức ăn cho chúng ta cáI gì?
Thức ăn, nước uống hàng ngày cho ta hai yếu tố quan trọng đó là:
+ Năng lượng (đo bằng calories): để duy trì mọi hoạt động của cơ thể
+ Các vi chất dinh dưỡng: xây dựng nên các tế bào, duy trì chức năng các tế bào, các tạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, dự phòng bệnh tật, chống lão hoá…
Tuy nhiên thức ăn, nước uống cũng đưa vào cơ thể các chất không mong muốn, có hại: Độc tố, hoá chất độc hại, các mầm bệnh, gốc tự do…
3. Một số điều cần biết về năng lượng.
Được đo bằng calories (cal), là yếu tố quan trọng cho quá trình hoạt động (bao gồm các hoạt động cơ bắp, các vận động nội tạng và các hoạt động trí não) chuyển hoá và sinh nhiệt của cơ thể.
Nhu cầu năng lượng khác nhau ở mỗi người, nó phụ thuộc vào cân nặng, tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ và bệnh tật, tính chất lao động, Bình thường, trung bình một người trưởng thành cần khoảng 2000-2.200 Kcal/ngày. Nhu cầu này thay đổi tuỳ theo các đối tượng khác nhau như đã nói ở trên.
Có thể tính tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày bằng công thức:
Tổng nhu cầu NL = NLCHCB + NLVĐ + NLĐH + NLBL + NLTC
Trong đó:
+ NLCHCB: Năng Lượng dành cho chuyển hoá cơ bản.
+ NLVĐ: Năng Lượng dành cho vận động.
+ NLĐH: Năng Lượng dành cho nhu cầu duy trì và điều hoà thân nhiệt.
+ NLBL: Năng Lượng dành cho các tình trạng bệnh lý và tổn thương.
+ NLTC: Năng Lượng dành cho nhu cầu tăng cân.
Một người bình thường thì nhu cầu năng lượng tối thiểu hàng ngày phải đủ cho 3 yếu tố là:
1. Cho chuyển hoá cơ bản (NLCHCB).
2. Cho hoạt động(NLVĐ).
3. Cho duy trì và điều hoà nhiệt độ (NLĐH).
Công thức là: Tổng nhu cầu NL = NLCHCB + NLVĐ + NLĐH
Những loại thực phẩm giầu năng lượng bao gồm: Mỡ, đường, ngũ cốc, thịt…
Hậu quả của thừa năng lượng: Khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giầu năng lượng nhưng ít vận động, hậu quả là năng lượng bị thừa trong cơ thể sẽ chuyển hoá thành dự trữ dưới dạng mỡ, làm chúng ta tăng cân, thừa cân, béo phì. (Chăm sóc sức khỏe chủ động – unicitythuyduong.com)Nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ phát sinh do thừa cân, béo phì như các bệnh lý: tim mạch, huyết áp, các bệnh lý chuyển hoá như: tiểu đường, gút, các bệnh lý về hô hấp, các bệnh lý về khớp, ung thư…
Những đối tượng hay gặp thừa năng lượng như: những người có thói quen ăn nhiều mỡ, đường, ngũ cốc, thịt; những người ngủ nhiều, ít vận động, có thói quen ăn vặt, ăn đêm, uống nhiều bia, ăn uống vô độ…
Hậu quả của thiếu năng lượng: Khi nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên như vận động nhiều, bị chấn thương, bỏng, sốt cao… mà chúng ta không cung cấp đủ năng lượng thì sẽ gây nên tình trạng thiếu năng lượng. Hậu quả là chúng ta mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, nếu bị thiếu năng lượng kéo dài, cơ thể phải sử dụng năng lượng dự trữ ở mỡ, dần dần sẽ dẫn đến gầy sút cân, suy kiệt, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn.
Như vậy, thừa hay thiếu năng lượng đều không tốt, đều có hại cho sức khoẻ. Tốt nhất chúng ta nên có một chế độ ăn uống có năng lượng hợp lý dựa vào nhu cầu hàng ngày của mỗi người.
4. Một số điều cần biết về các vi chất dinh dưỡng.
Ngoài năng lượng, thực phẩm còn cung cấp cho chúng ta một yếu tố hết sức quan trọng đó là các vi chất dinh dưỡng. Các vi chất dinh dưỡng là những chất tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô, tham gia vào các hoạt động hô hấp, chuyển hoá, bài tiết của tế bào, tham gia xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể, tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, duy trì sự cân bằng của hệ thống nội môi, giúp phục hồi các tế bào, các mô tổn thương, là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoocmon, các dịch tiêu hoá… Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, chúng được chia thành các nhóm như sau:
Các acid amin: Đặc biệt là 8 cid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được bao gồm: Methionin, Tryptophan, Treonin, Isoleucin, Leucin, Lysine, Valin và Phenylanine. Đối với trẻ em thì Histidin cũng là acid amin thiết yếu.
Các acid béo: Dòng Omega 6 (n-6): Linoleic, Gamma linoleic, Dihomo gamma linoleic, Archidonic, Prostaglandin series 1 và 2, Leucotriene series 3 và 4. Dòng Omega 3 (n-3): Alpha linoleic, Eicosapentanoic, Docohexaenoic, Prostaglandin series 3, Leucotrieme series 5. Trong đó tỷ lệ n-6/n-3 nên vào khoảng 4/10.
Các vitamin: Liều lượng tuỳ theo nhu cầu khuyến nghị của Tổ chức dinh dưỡng thực phẩm thế giới (RDA) hoặc gia tăng trong các trường hợp thiết yếu.
Các vitamin tan trong nước bao gồm: B1, B2, B6, B12, Niacin, Acid Folic, Acid Pantothenic, Biotic, Inostinol và vitamin C. Nhóm này không có dự trữ trong cơ thể nên cần phải bổ sung hàng ngày.
Các vitamin tan trong dầu mỡ: Vitamin A, D, E và K. Các vitamin này có dự trữ trong cơ thể, tuy nhiên cũng cần được bổ sung từ thức ăn.
Các chất khoáng: Rất quan trọng cho cơ thể, có hai nhóm khoáng: Khoáng đa lượng: Na, K, Cl, Ca, P và Mg.
Khoáng vi lượng: Fe, L, F, Co, Cu, Mn, Cr, Se, Zn, Mo và Al.
Các chất xơ: Gồm nhiều loại khác nhau, Nhóm thứ nhất là các xơ hoà tan hay còn gọi là vi xơ, xơ hoạt hoá có tác dụng kích hoạt tế bào, thải độc, kháng gốc tự do, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Nhóm thứ hai là các xơ không hoà tan còn gọi là xơ đại thể rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá, tạo phân, chống táo bón và
điều chỉnh các rối loạn trên đường tiêu hoá. Càng ngày các nhà khoa học càng phát hiện thêm nhiều vai trò quan trọng của chất xơ đối với cơ thể.
Thừa các vi chất dinh dưỡng: Hầu hết các vi chất dinh dưỡng khi thừa trong cơ thể chúng được đào thải theo nhiều con đường ra ngoài (nhiều nhất là theo con đường nước tiểu). Nhưng có một số các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ bị tích luỹ và gây nên một số biến chứng nguy hiểm. (Chăm sóc sức khỏe chủ động – Unicity Thùy Dương )Ví dụ như: thừa vitamin A sẽ gây tổn thương võng mạc mắt, thừa vitamin C có thể lắng đọng thành sỏi Oxlat, thừa Fe gây ngộ độc sắt ở trẻ nhỏ… Tuy nhiên, hiện tượng này thường chỉ xẩy ra do việc lạm dụng thuốc chứa các vi chất nói trên. Việc dùng thực phẩm giầu các vi chất dinh dưỡng hàng ngày không gây nên tình trạng tương tự.
Thiếu các vi chất dinh dưỡng: Khác với tình trạng thừa các vi chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất dinh dưỡng là một hiện tượng khá phổ biến và gặp ở nhiều người bình thường, càng nặng nề ở những đối tượng như: đang bị bệnh lý, chấn thương, nhiễm khuẩn, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em tuổi đang phát triển, người ăn kiêng, người gầy yếu suy kiệt, người thừa cân, béo phì…
5. Tình trạng dinh dưỡng của chúng ta hiện nay?
Tổ chức dinh dưỡng thực phẩm thế giới (RDA), các chuyên gia dinh dưỡng và y học toàn cầu bằng nhiều nghiên cứu trên một số lượng khá lớn với hàng trăm ngàn người về dinh dưỡng và bệnh lý đã đưa ra một số kết luận đáng chú ý sau đây:
Hiện nay một tỷ lệ lớn những người bình thường đang ở trong tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡng, mất cân đối về năng lượng.
Thừa năng lượng trong khẩu phần ăn đang trở thành một xu hướng báo động của xã hội hiện đại, do đó việc thừa cân và béo phì đang ngày càng trở nên phổ biến (Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,1 tỷ người trưởng thành và 550 triệu trẻ em mắc chứng thừa cân và béo phì).
Hàng năm trên thế giới 60% các ca tử vong bệnh lý là có liên quan đến thừa cân và béo phì và sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.
Tại Mỹ: