Con dao 2 lưỡi của sự gắn bó
rubiru > 04-15-2013, 03:20 AM
Tham khảo
The Double-Edged Sword Of Attachment, Redux
Published on April 14, 2013 by Alex Lickerman, M.D. in Happiness in this World
Làm thế nào chúng ta có thể hạnh phúc khi chúng ta phải mất tất cả những thứ quan trọng đối với chúng ta
Tất cả chúng ta đều có những mối gắn bó
Từ lúc chúng ta ra đời, chúng ta phải đối mặt với 1 nghịch lí: cuộc sống trở nên thú vị, vui vẻ và hạnh phúc bởi những mối gắn bó mà chúng ta hình thành, nhưng sự mất mát của những mối gắn bó đó là nguyên nhân gốc rễ của nỗi đau khổ lớn nhất của chúng ta trong cuộc sống. Ngay cả sự đe dọa đánh mất 1 mối gắn bó được yêu thương – dù đó là 1 con người hoặc 1 đồ vật- cũng thường khiến chúng ta đau khổ. Đạo Phật chỉ về 4 nỗi khổ (Sinh - Lão – Bệnh - Tử) cho thấy được sinh ra trong thế giới này, chúng ta không tránh khỏi phải chịu đựng nỗi khổ của sự chia ly khỏi những mối gắn bó của chúng ta. 4 nỗi khổ đó đã dẫn đức Phật hỏi câu hỏi cơ bản nhất: làm thế nào chúng ta có thể có được bất kì niềm hạnh phúc ý nghĩa, lâu bền nào khi mọi người và mọi vật mà chúng ta từng trở nên gắn bó với họ/với chúng cuối cùng sẽ mất đi, không còn nữa?
Những giải pháp phổ biến
Có nhiều cách mà mọi người trong lịch sử hoặc là ý thức hoặc là trong vô thức, cố gắng trả lời câu hỏi này. Sau đây là những chiến lược phổ biến nhất mà tôi phát hiện thấy:
1.Hạn chế số lượng những thứ bên ngoài mà chúng ta dựa vào để có hạnh phúc.
Khi chúng ta đánh mất 1 thứ gì đó mà chúng ta quan tâm, lối tiếp cận này thường dẫn chúng ta đến chỗ tự nhắc nhở bản thân về những điều như “Ít nhất tôi vẫn còn sức khỏe” hoặc “Chừng nào các con của tôi bình an thì tôi vẫn ổn”. Nhưng có 2 vấn đề tồn tại với chiến lược này: 1) chúng ta vẫn dễ bị tổn thương trước sự mất mát mọi thứ, bao gồm 1 vài thứ mà chúng ta nghĩ là chúng ta không thể mất và vẫn giữ được hạnh phúc, 2) bất cứ khi nào chúng ta đánh mất 1 trong những mối gắn bó quan trọng đó, cảm giác biết ơn vì không đánh mất 1 thứ gì đó có giá trị ngang bằng hoặc thậm chí quý giá hơn hiếm khi làm giảm nỗi đau mất mát.
2.Không gắn bó với bất kì thứ gì.
Nhưng đó là 1 mục tiêu không thể đạt được. Khao khát đã ăn sâu trong chúng ta về mặt tâm lý, thể lý và thậm chí về mặt di truyền để đảm bảo sự tồn tại của chúng ta. Làm thế nào bạn có thể sống mà không gắn bó với hơi thở? Thêm nữa, con người là những động vật tìm kiếm ý nghĩa nội tại, làm sao chúng ta có thể tạo ra giá trị nếu chúng ta không gắn bó với việc đạt được những mục tiêu?
3.Gắn bó với mọi thứ nhưng chối bỏ nỗi đau của việc mất chúng.
Nhưng chiến lược này đem lại nhiều đau khổ hơn. Kinh nghiệm đã xác minh, khi chúng ta từ chối cho phép bản thân chúng ta được trải nghiệm nỗi đau, tiếc thương chính đáng thì nỗi đau vẫn nằm lại ở đâu đó trong chúng ta, ngăn cản khả năng phục hồi sau mất mát của chúng ta. Trải nghiệm nỗi đau sau mất mát là điều cần thiết để trở về trạng thái hạnh phúc.
Hiểu rõ sự thật
Làm thế nào chúng ta có thể hạnh phúc nếu cuộc sống của chúng ta đầy ắp nỗi đau mất mát? Tôi tin rằng câu trả lời nằm ở việc loại bỏ 2 ảo tưởng sau:
1.Rằng hạnh phúc của chúng ta được tạo nên từ bất kì 1 mối gắn bó nào đó, bất kể nó có thể quý giá như thế nào.
Đối với tôi, điều này có nghĩa là từ bỏ 1 niềm tin rằng tôi không thể hạnh phúc nếu tôi mất vợ của tôi, con của tôi hoặc khả năng viết lách của tôi. Tất nhiên cũng có 1 thời điểm trong cuộc sống của tôi trước khi tôi có bất kì điều nào trong những điều trên mà tôi vẫn hạnh phúc. Vậy thì tại sao bây giờ tôi lại tin là nếu mất chúng thì tôi sẽ không thể lấy lại hạnh phúc? Câu trả lời: không phải vì nó thực sự sẽ như thế, mà tại vì tôi tin là nó sẽ như thế. Có nhiều lí do tại sao tôi tin điều này- và nếu bạn đang đau khổ vì 1 mất mát, bạn có thể gào lên rằng bạn không thể hạnh phúc trở lại ngay cả khi bạn đọc bài này- nhưng sự thực là bạn có thể, ngay cả nếu bạn không muốn hạnh phúc.
2.Rằng nỗi đau của sự mất mát tất yếu sẽ hủy hoại hạnh phúc.
Theo định nghĩa, nỗi đau là đáng ghét. Nhưng xem nỗi đau mất mát từ 1 quan điểm được làm sáng tỏ có thể mang lại cho nó 1 mục đích làm tắt đi sự đáng ghét của nó giống như 1 người nâng tạ chấp nhận quan điểm “đau đớn ngang bằng với lợi ích”. Giải pháp của Phật trước nỗi đau không thể tránh khỏi từ khi được sinh ra là kết nối với 1 nguồn hạnh phúc không dựa vào bên ngoài, 1 sự kết nối mà ông cuối cùng chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng nỗi đau của việc bị chia ly khỏi những mối gắn bó của ông. Và đạt được sự kết nối với sự thật trung tâm về bản thân ông, ông có thể bộc lộ 1 điều kiện sống mà ông có thể trải nghiệm tất cả cuộc sống 1 cách vui vẻ- ngay cả khi cùng lúc đó là buồn, tức giận, tổn thương hoặc đau ốm.
Nguồn: PsychologyToday