Hành động tạo ra cảm xúc
rubiru > 03-01-2013, 08:26 AM
Tham khảo
Action Creates Emotion
Want to change how you're feeling? Change what you're doing.
Published on October 25, 2010 by Noam Shpancer, Ph.D. in Insight Therapy
Mùa hè năm 1971, 1 nhóm các nhà nghiên cứu do giáo sư tâm lý Phillips Zimbardo dẫn đầu đã phân 1 nhóm các sinh viên chưa tốt nghiệp thành 2 nhóm ngẫu nhiên, những tù nhân và những cai tù, và sắp xếp họ đóng vai của họ trong 1 nhà tù giả của của trường Stanford.
1 tình huống giả, nhưng cảm xúc thật
Trong nhiều ngày, những cai tù bắt đầu bộc lộ những thái độ uy quyền, độc đoán, cố ý chế ngạo 1 số tù nhân. Các tù nhân phát triển những thái độ thụ động, nhiều người rơi vào 1 trạng thái trầm cảm. Thực nghiệm phải chấm dứt chỉ sau 6 ngày.
Thực nghiệm nhà tù Stanford thường được nói đến để minh họa cho sức mạnh của những vai xã hội trong việc hình thành hành vi, nhưng nó cũng mô tả về sức mạnh của hành vi để gây ra những cảm xúc mạnh mẽ thực sự. Những cai tù trong thực nghiệm của Zimbardo không thực sự là những cai tù. Và những tù nhân không phải là những tù nhân. Tất cả bọn họ là những tình nguyện viên. Họ là những sinh viên. Nhưng khi họ bắt đầu hành động theo vai, họ bắt đầu cảm nhận theo vai.
Nhiều người giả định rằng mối liên hệ giữa cảm xúc và hành vi là 1 chiều: Những cảm xúc hình thành hành vi. Bạn yêu anh í, do đó bạn hôn anh í. Bạn ghét anh ta, do đó bạn đánh anh ta. Quan điểm này là không đúng. Trong thực tế, mối quan hệ có qua có lại lẫn nhau. Phần lớn thời gian, hành động thực sự hình thành cảm xúc.
Bạn từng tự hỏi tại sao các nam và nữ diễn viên đóng vai người yêu trong 1 bộ phim thường bắt đầu yêu nhau sau khi kết thúc phim? Chắc chắn là có liên quan đến nhiều quá trình. Cả 2 thường trẻ và đẹp. Họ có nhiều điểm chung. Họ ở cạnh nhau rất nhiều. Tất cả điều đó được biết đến như những yếu tố dự báo của việc lựa chọn bạn tình.
Nhưng họ cũng đóng những cảnh yêu nhau. Họ phải hành động như những người quan tâm sâu sắc đến nhau. Họ nhìn vào mắt nhau, họ chạm vào nhau. Họ đóng những hành động yêu thương. Ta không ngạc nhiên khi cảm xúc của tình yêu thường theo sau.
Nhà tâm lý/ triết học William James là 1 trong những nhà học giả đầu tiên nhận thấy quá trình phản trực giác này. Ông tin là những cảm xúc nảy sinh từ những hành động cơ thể mà chúng ta đáp ứng lại trước những điều xảy đến trong cuộc sống của chúng ta.
Nó không phải là “chúng ta đánh mất may mắn, buồn và khóc; chúng ta gặp 1 con gấu, sợ hãi và bỏ chạy; chúng ta bị đối thủ xúc phạm và tức giận và đánh nhau.” Thực tế thì, ông lập luận, “sự nối tiếp này là không đúng...câu hợp lý hơn là chúng ta cảm thấy buồn vì chúng ta khóc, tức giận vì chúng ta đánh nhau, sợ hãi vì chúng ta run.”
James lập luận rằng nếu không có 1 số phản ứng cơ thể (khóc, run), chúng ta sẽ không cảm nhận cảm xúc.
Nghiên cứu gần đây trong tâm lý học lâm sàng cho thấy cách nhanh nhất để thay đổi 1 cảm xúc là thay đổi hành vi gắn liền với nó. Bản thân quan điểm này không mới. Ví dụ, các nhà lý thuyết hành vi những năm 1970 tin rằng trầm cảm là kết quả gián tiếp của sự không hoạt động: sau nhiều thất bại và những thất vọng, hụt hẫng, con người dừng cố gắng và thu mình khỏi thế giới; thu mình và không hoạt động lại làm giảm khả năng có những tương tác hoặc những trải nghiệm tích cực, do đó sự cô lập và thụ động tăng lên, do đó là trầm cảm.
Không mạo hiểm, không có phần thưởng.
Con người thích những phần thưởng ngay trước mắt hơn, và thường phản ứng lại với sự không thoải mái bằng cách thu mình và né tránh. Thu mình và né tránh thưởng cho chúng ta trong ngắn hạn bằng cách loại bỏ sự khó chịu, nhưng chúng trừng phạt chúng ta về lâu dài bằng cách ngăn không cho chúng ta học cách làm thế nào đạt được những phần thưởng trong môi trường. Phản ứng đúng đắn trước thất bại không phải là đầu hàng và thu mình mà là học cách hành động khéo léo, có kỹ năng và có mục đích hơn để đưa những củng cố tích cực vào trong cuộc sống của bạn. Trị liệu hành vi cho người trầm cảm làm cho thân chủ thay đổi những hành vi để trải nghiệm 1 sự thay đổi trong tâm trạng.
Những bước nhỏ cho tiến bộ lâu dài
Nguyên tắc hành vi hình thành cảm xúc được áp dung trong điều trị trầm cảm thông qua 1 kỹ thuật được gọi là “lên kế hoạch hoạt động”, các thân chủ được yêu cầu đưa vào trong cuộc sống của họ những hoạt động gắn liền với những cảm xúc của sự vui vẻ và sự hoàn thành.
Trở nên năng động trong thế giới có thể dẫn đến những thay đổi trong tâm trạng thông qua nhiều con đường. Hoạt động thể chất dẫn đến cảm xúc thỏa mãn bằng cách phóng thích những hóc môn giảm đau, tăng sức mạnh cơ bắp và khả năng của tim, cải thiện ngoại hình. Cơ thể của chúng ta được xây dựng cho chuyển động, và chúng cảm thấy tốt khi chuyển động.
Thông điệp dưới đây không chỉ hữu ích đối với người đang trầm cảm mà còn đối với bất kỳ ai quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh tinh thần. Cách ngắn nhất, đáng tin nhất để thay đổi cách bạn đang cảm nhận đó là thay đổi những việc bạn đang làm. Khi bạn cảm thấy tồi tệ, đừng chờ đợi cảm thấy hạnh phúc để làm những việc bạn thích. Hãy bắt đầu làm những việc bạn thích. Những cảm xúc tốt đẹp có thể sẽ theo sau.
Nguồn: PsychologyToday