Hình ảnh cơ thể của 1 người đàn ông phản ánh những thái độ của anh ta đối với phụ nữ
rubiru > 05-11-2013, 10:37 PM
Hình ảnh cơ thể của 1 người đàn ông phản ánh những thái độ của anh ta đối với phụ nữ
Tham khảo
A Man's Drive for Muscularity and His Views about Women
The surprising ways that a man's body image reflects his attitudes toward women
Published on May 7, 2013 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
Quan niệm về cơ thể hoàn hảo khuôn đúc nên những thái độ mà nhiều người trong chúng ta có đối với cơ thể của riêng chúng ta. Không nhận ra điều này, những niềm tin của bạn về bề ngoài của cơ thể bạn, được biết đến như là hình ảnh cơ thể của bạn, là 1 phần quan trọng của bản sắc tâm lý của bạn. Dù nhiều người thoải mái với bản thân họ và chấp nhận cơ thể của họ mà không có sự thất vọng hoặc xấu hổ, thì sự bất mãn về hình ảnh cơ thể vẫn rất thường thấy. 29% sinh viên lo lắng về những vấn đề liên quan đến hình ảnh cơ thể của họ, và 14% thoả mãn những tiêu chuẩn chẩn đoán về chứng ám ảnh cơ thể.
Con người thể hiện sự khổ não mà họ cảm nhận về cái tôi bên ngoài của họ theo nhiều cách. 1 số người hành hạ bản thân với chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Những người khác thì có những thói quen ăn uống rối loạn. Sự bất mãn về hình ảnh cơ thể có thể có nhiều hậu quả đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của 1 người. Người mắc chứng rối loạn sợ hãi cơ thể dị dạng (body dysmorphic disorder) có tỷ lệ tự tử cao gấp 45 lần so với dân số nói chung (Phillips et al., 2005).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bất mãn về hình ảnh cơ thể ở đàn ông và phụ nữ, nhưng có lẽ ảnh hưởng lớn nhất là từ những sức mạnh văn hóa định nghĩa về vẻ đẹp của đàn ông và phụ nữ. Xuyên suốt lịch sử và qua các xã hội, những hình ảnh cơ thể lý tưởng có sự dao động lớn. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn hiện thời ở nhiều nền văn hóa dường như nhấn mạnh hơn bao giờ hết về tầm quan trọng của sự phù hợp với khuôn mẫu của hình thể “hoàn hảo”. Lướt qua các tạp chí và chúng ta gần như không thể không chú ý đến những tấm ảnh được cách điệu hóa cao về cơ thể đàn ông và phụ nữ, từ những người mẫu cơ bắp cuồn cuộn đến những người mẫu mặc áo tắm gầy và cao lêu nghêu. Những cuộc thi hằng năm để quyết định người đẹp nhất thế giới tưởng thưởng cho những kiểu cơ thể lý tưởng của đàn ông và phụ nữ. Khả năng chỉnh sửa ảnh tạo ra những tấm ảnh gần như hoàn hảo nhấn mạnh sự phấn đấu để thỏa mãn những kiểu cơ thể lý tưởng đó nơi công cộng.
Chúng ta thường liên kết những vấn đề về hình ảnh cơ thể với phụ nữ. Tuy nhiên, đàn ông cũng có thể chịu đựng những sự thiếu sót đó theo cách họ nhìn nhận về bề ngoài của họ. Những vấn đề hình ảnh cơ thể của phụ nữ thường là họ xem bản thân quá béo, đặc biệt tập trung vào đùi và hông. Đối với đàn ông thì ngược lại, sự bất mãn về hình ảnh cơ thể đàn ông có khả năng là xem bản thân ốm yếu.
Phụ nữ có khả năng cao hơn là đối tượng của vật thể hóa (bị đối xử như những đồ vật tình dục) trong 1 xã hội do đàn ông thống trị được nhiều học giả xem như là nguyên nhân của sự bất mãn lớn hơn về hình ảnh cơ thể của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ không chỉ là những nạn nhân duy nhất của những quan điểm thành kiến giới tính về sắc đẹp. Những niềm tin thống trị ở đàn ông có thể khiến đàn ông cảm thấy cơ thể của họ không được như mong đợi. Nếu đàn ông được kỳ vọng là những nhân vật mạnh mẽ về thể chất theo 1 quan điểm thế giới xem đàn ông như người thống trị, thì khi đó người đàn ông nào sẽ không nghi ngờ về hình ảnh cơ thể của họ. Thật trớ trêu, những người đàn ông có những quan điểm mang tính thành kiến giới nhất về phụ nữ có thể trở thành những người cảm thấy ít an tâm nhất về chính cơ thể của họ.
Trong 1 bài báo năm 2013 đăng trên tờ American Psychological Association, nhà tâm lý Viren Swami cùng với nhà tâm lý Martin Voracek kiểm tra về những mối quan hệ giữa vẻ ngoài cơ bắp vạm vỡ và sự thành kiến giới với khao khát có 1 cơ thể cơ bắp hơn. Mẫu nghiên cứu là 1 nhóm 327 người đàn ông trưởng thành người Anh tự mô tả về bản thân họ là hơi thừa cân, Swami và Voracek phát những bản hỏi để đánh giá về động cơ có vẻ ngoài vạm vỡ và nhiều đánh giá về thái độ đối với phụ nữ. Thang điểm Động cơ Vạm vỡ như những người tham gia cảm thấy cơ thể họ không đủ cơ bắp với những mục để đánh giá như “Tôi ước là tôi có cơ bắp hơn”, “Tôi cảm thấy tội lỗi nếu tôi bỏ 1 buổi tập cơ bắp”, “Tôi nghĩ là tôi sẽ trông đẹp hơn nếu tôi tăng thêm 10 pound hoặc nhiều hơn” và “Tôi nghĩ là ngực của tôi không đủ cơ bắp”. Thang đo Những thái độ đối với phụ nữ bao gồm những đánh giá về thành kiến giới mâu thuẫn (đối xử với phụ nữ như thể họ cần sự bảo vệ của đàn ông), sự thù địch công khai đối với phụ nữ (ví dụ, “Tôi cảm thấy nhiều lúc phụ nữ tán tỉnh đàn ông chỉ để trêu chọc họ hoặc làm tổn thương họ”), những thái độ đối với phụ nữ (ví dụ, “phụ nữ say rượu thì tệ hơn đàn ông say rượu”) và vật thể hóa phụ nữ (đánh giá ngoại hình của họ nhiều hơn năng lực của họ).
Như họ đã dự đoán, Swami và Voracek quan sát thấy đàn ông có nhiều thái độ tiêu cực hơn đối với phụ nữ và 1 xu hướng vật thể hóa phụ nữ lớn hơn cũng có số điểm cao hơn ở sự bất mãn với cơ thể của họ và 1 khao khát có cơ thể vạm vỡ cơ bắp hơn. Những phát hiện đó vẫn có hiệu lực ngay cả khi các nhà nghiên cứu kiểm soát độ tuổi của đàn ông và mức độ thừa cân của họ. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy hình ảnh bản thân tiêu cực của đàn ông thực sự có tương quan tới 1 mức độ nào đó mà họ ủng hộ những quan điểm về đàn ông là gì, và nên là gì, và có sự thống trị. Thêm nữa, đàn ông có nhiều khả năng cảm thấy họ không đủ vạm vỡ cũng có nhiều khả năng xem phụ nữ như những đồ vật tình dục. Chúng ta biết rằng vật thể hóa phụ nữ là xấu đối với phụ nữ, nhưng dường như những thái độ đó cũng tiêu cực cho lòng tự trọng của những người đàn ông có những thái độ đó.
Tất nhiên, đây là 1 nghiên cứu có tính tương quan, vì vậy chúng ta không biết liệu đàn ông có xu hướng có những quan điểm tiêu cực về phụ nữ vì cảm giác họ khiếm khuyết. Cũng có thể những người đàn ông cảm thấy ít hài lòng nhất với cơ thể của họ đã chuyển những cảm xúc đó sang phụ nữ. Tuy nhiên, các tác giả tin rằng đàn ông có nhu cầu có cơ bắp vạm vỡ hơn cũng như có quan điểm cho rằng phụ nữ là giới thấp kém bằng cách đồng nhất hóa với quan điểm văn hóa rằng đàn ông là, nên là, người thống trị.
Kết luận cuối cùng của nghiên cứu này là bạn có thể học cách chấp nhận cơ thể của bạn nhiều hơn như nó đang là, bất kể hình dạng, kích thước hoặc sức mạnh của nó, một khi bạn hoài nghi về những kì vọng của xã hội đối với đàn ông và phụ nữ. Lần tới khi bạn thấy mình đang chỉ trích bản thân trước gương, bạn cần hỏi bản thân liệu sự bất mãn của bạn đến từ sự định nghĩa về kiểu cơ thể hoàn hảo đến từ những vai xã hội mà chúng ta cảm thấy mình nên làm theo cho phù hợp. Chừng nào bạn đang ăn uống và luyện tập theo những cách làm nâng cao sức khoẻ của bạn thì điều quan trọng là cơ thể bạn cảm thấy thế nào chứ không phải nó trông như thế nào trước người khác hoặc bản thân bạn.
Tóm tắt của Rubi:
Văn hoá: đàn ông thống trị + tiêu chuẩn vẻ đẹp lý tưởng của đàn ông --> những người đàn ông tin vào quan điểm đó --> bất mãn với cơ thể + muốn cơ bắp vạm vỡ hơn+ xem phụ nữ là thấp kém (định kiến).
Tham khảo
Phillips, K. A., Menard, W., Fay, C., & Pagano, M. E. (2005). Psychosocial functioning and quality of life in body dysmorphic disorder. Comprehensive Psychiatry, 46(4), 254-260.
Swami, V., & Voracek, M. (2013). Associations among men's sexist attitudes, objectification of women, and their own drive for muscularity. Psychology of Men & Masculinity, 14(2), 168-174. doi:10.1037/a0028437
Nguồn: PsychologyToday