Hội chứng dương vật cong vẹo ở nam giới
Cong dương vật thường gặp, gây ảnh hưởng khoảng 15% nam giới. Vậy bạn không phải là trường hợp cá biệt đâu nhé. Và thực sự là có rất nhiều bạn thắc mắc về điều trị cong dương vật.
Cong dương vật có thể bẩm sinh (bị từ lúc mới sinh ra) hoặc mắc phải (xuất hiện trễ). Cong dương vật có thể là đơn thuần hoặc đi kèm một số dị dạng khác như lỗ tiểu đóng thấp (hypospadias)…
Ở dạng cong dương vật đơn thuần, dương vật có thể cong lên trên, hướng xuống dưới, cong sang bên hoặc lệch, hoặc xoắn. Những biến dạng này thường thấy rõ khi dương vật cương. Ở trạng thái xìu, dương vật nhìn có thể bình thường.
Đa số trường hợp cong dương vật nhẹ và không gây ảnh hưởng gì đến chức năng và hoạt động tình dục. Những trường hợp này, ngoài việc khám, tư vấn cho bệnh nhân yên tâm, không cần điều trị gì thêm. Xem thêm:
cách làm to dương vật
Tuy nhiên, khoảng 20% những trường hợp cong dương vật cần phẫu thuật. Đây là những trường hợp cong dương vật nặng, gây đau khi cương, gây ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động tình dục. Thường là những trường hợp dương vật khi cương cong nhiều hơn 30 độ, hoặc nhiều hơn nữa tạo thành góc vuông, hoặc quặt ngược.
Máy tập dương vật GRAMAX TECH NEW USA
. Chi tiết tại roiloancuongduong.edu.vn
Trong các dạng cong dương vật mắc phải, dạng thường gặp nhất là bệnh Peyronie (đặt theo tên của Bác sĩ Gigot de La Peyronie, người đầu tiên mô tả chi tiết 3 trường hợp và là phẫu thuật viên của vua nước Pháp Louis XV). Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, với sự xuất hiện một mảng xơ cứng trên thân dương vật, lúc đầu thường kèm đau, nhưng sau đó vài tháng thì không đau và phát triển dần làm cong biến dạng dương vật và có thể gây rối loạn cương. Một cựu tổng thống Mỹ cũng mắc chứng bệnh này, và người điều trị cho ông là giáo sư nam khoa nổi tiếng Tom F. Lue.
Tùy dạng và mức độ cong dương vật mà có những phương pháp phẫu thuật khác nhau, từ đơn giản là khâu gấp nếp để chỉnh cong, đến phức tạp hơn là dùng những mảnh ghép tự thân hoặc nhân tạo, hoặc có trường hợp cần phải đặt thể hang giả. Ở Việt Nam hiện nay, phẫu thuật được áp dụng nhiều nhất là khâu gấp nếp, một số ít trường hợp dùng mảnh ghép tự thân.
Để biết chi phí của mỗi phương pháp phẫu thuật, bạn có thể liên hệ qua điện thoại đến quầy thu viện phí, hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng của bệnh viện bạn dự định sẽ đến phẫu thuật.
Tuy nhiên, điều cần làm trước đó là bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán dạng và mức độ cong dương vật. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết là có cần phải phẫu thuật hay không, và nếu cần phẫu thuật thì sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nào.
Một điều cần lưu ý là cong dương vật thấy rõ nhất khi dương vật đang cương, vì vậy, để thuận tiện và tiết kiệm được thời gian khi khám bệnh, bạn có thể tự chụp hình dương vật tại nhà ở hai trạng thái khi xìu và khi cương, đem theo cho bác sĩ xem khi đi khám. Tham khảo:
cách chữa bệnh liệt dương
Dương vật bị cong khi cương - Có nên phẫu thuật?
Em năm nay 24 tuổi. Dương vật của em khi cương bị cong lên, và khi em đẩy nó xuống thì bị cấn. Trường hợp của em có cần đi phẫu thuật không và chuyện đó có ảnh hưởng gì đến việc sinh con hay không?(Một bạn đọc)
Trả lời:
- Thứ nhất, em chớ dại đẩy dương vật xuống khi cương vì nó có thể "gãy", y như cành cây khô bị gãy vậy. Dương vật khi bị gãy sẽ kêu "rắc" một cái, đau nhói và sưng, tím bầm do máu túa ra từ thể hang bị rách. Cách chữa trị khi đó là phải mổ sớm, khâu lại bao thể hang.
Còn dương vật chỉ bị cong khi cương, nếu cong nhiều thì đi tiểu có thể khó khăn khi dương vật đang cương (hay gặp vào buổi sáng sớm, mới ngủ dậy). Về chức năng giao hợp thì thẳng tốt hơn cong, nhưng nếu cong dưới 30 độ vẫn không sao. Cong trên số đó thì nên chữa. Nên chứ không phải bắt buộc nếu vẫn quan hệ được.
Có thể chữa dương vật cong bằng cách phẫu thuật khâu ghì ngược hướng cong thì dương vật thẳng lại. Phẫu thuật tương đối đơn giản, không quá 30 phút, và hiệu quả chữa cong tốt. Dù cong hay thẳng, mổ rồi hay chưa mổ sửa cong... nếu giao hợp được là có con được, cho dù chỉ đụng "mé mé" bên ngoài.
Dương vật cong, vẹo điều trị như thế nào?
Vẹo dương vật (VDV) là một dạng rối loạn sinh dục ít gặp, gây ra tình trạng cong dương vật (DV) trong quá trình cương cứng. Bệnh đặc trưng bởi những lớp hoặc mảng mô sợi (mô sẹo) thường hình thành và phát triển dưới da mặt trên hoặc dưới của DV. Khi DV cương cứng, mô sẹo không đàn hồi được sẽ kéo những vùng mô bình thường chung quanh làm lệch vẹo và cong DV. Những mô sợi này được hình thành từ những lớp dày mô cương và là một bệnh lành tính (không phải ung thư). Xem tiếp:
phá trinh
Bệnh VDV có tần suất khoảng 1% trong nam giới, thường gặp nhất trong độ tuổi 40-60, đôi khi ở tuổi trẻ hơn hoặc lớn hơn. Từ khi xuất hiện thuốc Sildenafil (Viagra) và các thuốc điều trị sự rối loạn dương cương nhằm giúp những người đàn ông lớn tuổi trong quan hệ tình dục, số lượng các trường hợp bị VDV cũng được báo cáo ngày càng nhiều hơn.
Bác sĩ ngoại khoa người Pháp Francois de la Peyronie là người đầu tiên mô tả bệnh VDV năm 1743, nên bệnh này được đặt tên là bệnh Peyronie. Ban đầu người ta xếp loại nó vào nhóm bệnh rối loạn dương cương do làm biến dạng DV khi cương và có thể ảnh hưởng xấu đến quan hệ tình dục, nhưng ngày nay người ta đã phân biệt rõ hai bệnh này.
Nguyên nhân VDV hiện còn nhiều điều chưa rõ ràng. Có một số giả thuyết sau:
Chấn thương DV. Những tổn thương DV do dập, bẻ, vẹo bất thường trong khi cương hoặc trong quá trình giao hợp có thể gây một số vết rách trong mô, các mạch máu nhỏ có thể bị rách, đứt bên trong gây những chỗ xuất huyết nội mô. Sự lành sẹo bất thường có thể làm hình thành những mảng dày, cứng bên dưới da DV. Đối với những tổn thương không thể lành sau 1 năm, mô sợ sẽ bắt đầu hình thành hoặc gây lắng đọng canxi ở các mảng này.
Rối loạn tự miễn. Một số nghiên cứu lại cho rằng VDV có lẽ do rối loạn tự miễn. Hệ miễn dịch của người bệnh có những đáp ứng bất thường và tạo nên các mảng trong DV. Tuy nhiên VDV không liên quan với các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp hay bệnh Lupus.
Thuốc. Một số thuốc có tác dụng phụ có thể dẫn đến VDV. Hấu hết là thuốc hạ áp thuộc nhóm ức chế thụ thể beta (beta-blocker). Các thuốc ức chế beta khác dùng điều trị glaucoma (tăng nhãn áp), xơ cứng rải rác và tai biến. Tuy nhiên tác dụng phụ này rất hiếm.
Các biện pháp không phẫu thuật
Nếu sau một thời gian chờ đợi không điều trị mà không có cải thiện, bác sĩ sẽ có thể dùng một trong các thuốc sau:
Vitamin E. Các chuyên gia đã có nhiều báo cáo rằng, việc uống vitamin E có thể làm cải thiện các triệu chứng của VDV. Tuy nhiên còn chưa có nhiều nghiên cứu chuẩn mực chứng minh điều này. Cũng tương tự cho para-aminobenzoate, một chất thuộc dòng họ các vitamin nhóm B.
Tiêm thuốc vào trong sang thương. Các thuốc dùng để tiêm trực tiếp vào mô sẹo có thể là collagenase, verapamil, hoặc các thuốc ức chế kênh canxi. Các thuốc này làm phá vỡ mô sẹo và phục hồi bởi mô bình thường. Tỷ lệ thành công rất thay đổi, tùy mỗi bệnh nhân. Các thuốc này, nhất là steroid (cortisone) có thể có những tác dụng phụ nguy hại cho mô bình thường xung quanh.