Lấy tủy răng là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra vì hầu hết mọi người đều cảm thấy sợ hãi cảm giác nhức răng tới tủy nhưng cũng lo lắng khi phải động chạm đến tủy – một thành phần rất nguy hiểm, rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Do đó, trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên, bạn hãy cùng theo dõi nhé
1. Lấy tủy răng là gì?
Lấy tủy răng hay còn được gọi là điều trị tủy răng. Đây là một quy trình nhằm loại bỏ những phần mô tủy răng bị chết, bị hoại tử hoặc bị viêm nhiễm. Sau khi lấy sạch các dịch tủy thì bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ống tủy và hàn trám bít ống tủy để bảo tồn các mô răng còn sống.
Ngày trước, khi kỹ thuật chưa phát triển thì những răng có tủy bị bệnh hoặc bị tổn thương thường được các bác sĩ điều trị chỉ định nhổ bỏ. Tuy nhiên, ngày nay với kỹ thuật hiện đại, những răng hỏng tủy thường được bác sĩ điều trị tủy một cách tốt hơn sau đó sẽ sử dụng phương pháp hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo tồn.
2. Khi nào nên lấy tủy răng?
Có thể nói tủy răng là bộ phận quan trọng nhất, là sự sống cho răng. Tuy nhiên, nếu tủy răng bị vi khuẩn xâm hại thì bạn cần đi lấy tủy răng. Dưới đây là một số những bệnh lý răng miệng giúp vi khuẩn xâm hại tủy răng và khiến bạn phải điều trị lấy tủy răng.
Răng bị đau nhức, đôi khi lan lên thái dương dù uống thuốc nhưng cũng không cảm thấy hết đau. Đặc biệt những cơn đau thường diễn ra vào ban đêm và khi sờ vào bạn cảm thấy răng đang bị lung lay.
Răng bị nhạy cảm quá mức với các loại thức ăn lạnh, nóng, chua,.. và khi thức ăn rơi vào lỗ sâu cũng cảm thấy đau.
Nướu bị sưng tấy không còn giữ được vẻ hồng hào khỏe mạnh như bình thường
Xuất hiện những ổ mủ trắng ở lợi nhưng lại không gây nhiều đau đớn. Khi ấn tay vào thấy hơi đau, có thể chảy mủ xung quanh chân răng.
Nếu để tình trạng tiếp diễn lâu dài, hơi thở của bạn khá năng mùi và mất đi sự thẩm mỹ nên cần điều trị lấy tủy răng kết hợp loại bỏ những thứ này.
3. Những nguyên nhân làm tủy bị tổn thương
Nguyên nhân để chúng ta phải đặt ra câu hỏi lấy tủy răng là gì? là do tủy bị tổn thương hoặc bị chết do nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là : Răng bị nứt gãy do va chạm hoặc do ngọai lực tác động, Răng bị sâu hoặc bị mắc các bệnh lý răng miệng khác mà không được điều trị kịp thời để bệnh phát triển nặng ảnh hưởng vào tới tủy, răng bị chấn thương trong một thời gian dài mà bệnh nhân không có biện pháp gì để khắc phục…
Hầu hết các nguyên nhân trên đều gây ảnh hưởng tủy và làm tủy răng bị chết, khi tủy răng chết nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ xuất hiện các chóp mủ quanh chân răng, xung quanh xương hàm và tạo nên những cục áp xe, gây ra những triệu chứng không tốt làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Và một trong những triệu chứng nặng đó là gây nên những cơn đau nhức và phá hủy cấu trúc xương răng dẫn tới tình trạng mất răng.
4. Răng được chữa tủy tồn tại trong bao lâu ?
Các răng được điều trị tủy nếu được chăm sóc và bảo vệ đúng cách sẽ tồn tại suốt đời, tuy nhiên cũng có những trường hợp sau khi điều trị tủy răng một thời gian, răng chữa tủy sẽ bắt đầu bị vôi hóa và dễ bị gãy, vỡ trong một thời gian ngắn.
Để không phải lo lắng thời gian răng lấy tủy tồn tại được bao lâu nữa thì sau kỹ thuật lấy tủy bạn có thể kéo dài tuổi thọ của răng bằng cách bọc răng sứ hoặc trám răng thẩm mỹ.