-
Lịch sử Việt Nam Từ 1919-1945
cungbaccamxuc > 10-13-2012, 12:46 PM
Bài 1: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 1919-1925
I. Những Chuyển Biến Sau CTTG1:
[SIZE=2]a. Chính Sách Khai Thác Thuộc Địa Của Pháp [/SIZE](do phần này có đoạn giảm tải nên mình sẽ chia ra theo đề mục chữ cái để các bạn dễ tham khảo)
Hoàn cảnh: Do Pháp bị thiệt hại nặng nề, nhất là do cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã tác động đến tình hình ở Việt Nam
Mục đích: bù đắp thiệt hại trong chiến tranh, khôi phục địa vị
b. Chính Sách Khai Thác
Đầu tư nhanh từ năm 1924-1929 khoảng 4 tỉ phrăng
Nông nghiệp: Đây là nghànnhh được Pháp đầu tư nhiều nhất, củ yếu là đồn điền cao su
Công nghiệp: Dệt, khai thác muối, xay xát và đặc biệt là rất quan tâm đến mỏ than
Thương nghiệp: nhìn chung là phát triển
GTVT: Phát triển mạnh
Nhìn chung, Pháp tăng cường tăng thuế, đưa quyền chỉ huy kinh tế được trao cho Ngân hàng Đông Dương. Đây đều là những mục tiêu để phục vụ cho lợi ích của Pháp
c. Chính trị, Văn Hoá, Giáo Dục
* Chính trị: Tăng cường chính sách cai trị, đưa thêm người vào phục vụ tại các công sở
* VHGD: Hệ thống GD được mở rộng thành 4 cấp học. Sách báo phương Tây ngày càng nhiều đan xen với văn hoá truyền thống.
d. Những chuyển Biến Về Kinh Tế
* Kinh tế:
Đông Dương có bước phát triển mới nhưng mất cân đối và lệ thuộc nhiều vào Pháp, trở thành thị trường độc chiếm của Pháp
* Xã hội:
- VN có những chuyển biến mới:
+ Giai cấp địa chủ phân hoá. Một bộ phận tiểu thương cùng trung địa chủ chống Pháp ầ các thế lực tay sai
+ Giai cấp nông dân trở nên bần cùng, đây là lực lượng cách mạng to lớn
+ Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh, hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do dân tộc
+ Giai cấp tư sản phân hoá thành 2 giai cấp là tư sản mại bản cấu kết chặt chẽ với Pháp và tư sản dân tộc có khuynh hướng dân chủ, dân tộc (đây là tầng lớp không rõ ràng vì chỉ dừng ở mức khuynh hướng chứ chưa phải là đấu tranh vì dân tộc)
Giai cấp công nhân từ 1922 gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng từ trào lưu cách mạng vô sản vươn lên thành một lực lượng cách mạng tiên tiến của mọi thời đại
II. Phong Trào Dân Tộc, Dân Chủ Ở Việt Nam 1919-1925:
[SIZE=2]1. Hoạt Động Của Tư Sản (do phần hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh giảm tải nên mình sẽ lược bỏ, các bạn tham khảo SGK phần này nhé)
- Tư sản:
+ Vân động mua hàng Việt Nam, chống độc quyền cảng Sài Gòn
+ Thành lập Đảng dân chủ lập hiến, đòi tự do dân chủ
- Tiểu tư sản:
+ Thành lập tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, sau đó là Phục Việt hội (đây là tổ chức của một nhóm sinh viên yêu nước ở trường CĐSP Hà Nội gồm 17 người trong có có nha văn Đặng Thai Mai, do một số bất đồng chính kiến nên các thành viên trong tổ chức tách ra, còn lại Tôn Quang Phiệt tiếp tục liên kết với tổ chức khác thành lập hội Phục Việt), ra nhiều báo tiến bộ.....
+ Tiêu biểu là đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh (đây là 2 nhà yêu nước rất tài ba của dân tộc, tuy nhiên hai ông đã phạm sai lầm trong việc ra đi tìm đường cứu nước)
- Công nhân: phong trào còn lẻ tẻ và tự phát
+ Ở Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập công hội bí mật
+ 8/1925 Công nhân xưởng Ba Son bãi công, đánh dấu trong trài chuyển sang tự phát thành tự giác (đây là xưởng Bác Tôn từng làm việc đấy)
[SIZE=3]II. Hoạt Động Của Nguyễn Ái Quốc: [SIZE=2](các bạn cần lưu ý là thời kỳ này Bác Hồ kính yêu của ta dùng tên Nguyễn Ái Quốc nhé, tên hồ Chí Minh là sau này, cần phân biệt rõ ràng để khi làm bài thì giám thị không bắt lỗi được)
+ 1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (chắc hẵn các bạn còn nhớ Bác Hồ và Bác Lê nói chuyện với nhau về chuyến ra đi này chứ nhỉ: Bác Lê hỏi: "Anh ra đi như vậy thì tiền đâu mà đi, hai chúng ta nghèo quá mà", Bác chìa tay ra và trả lời : "tiền ở đây này".....). Cuối năm 1917, Bác trở lại Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp
+ 6/1919: Bác gửi đến hội nghị Véc-xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam ký tên Nguyễn Ái Quốc
+ 7/1920: Bác đọc bản Luận cương về vấn đề dân tộc của Lê-nin. Tìm thấy con đường độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam (Tại đại hội này chỉ có duy nhất Bác là người Đông Dương. Bác giơ tay để đọc bản Luận cương, một tên quan Pháp hỏi với ý nghĩa khinh bỉ "anh kia, anh biết gì về cách mạng mà nói??", Bác trả lời "Tôi vừa tìm được một chân lý bất hủ cho mọi dân tộc, tôi có quyền phổ biến nó cho mọi người...!" Sau khi đọc bản Luận cương của Lennin, Bác đã không cầm được nước mắt, Bác đã khóc đấy các bạn ạ. Bởi vì sau nhiều năm đi khắp năm châu bốn bể, trải qua nhiều gian khổ thì cuối cùng tại đây, Bác cũng đã tìm được con đường cứu nước. Đó là con đường của Chủ nghĩa vô sản, bởi vì dân tộc ta là một dân tộc bị áp bức, chỉ có con đường cách mạng vô sản mới là con đường cứu nước sáng giá nhất thôi.)
+ Cuối 1920, người dự Đại hội Tours và trở thành đảng viên Đảng cộng sản Pháp
+ 1921: Lập hội nghị liên hiệp các thuộc địa ở Pari, ra báo Người cung khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền, tác phẩn Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo này được bí mật đưa về nước
+ 1923: Bác sang Liên Xô dự hội Quốc tế nông dân
+1924: Dự đại hội QTCS lần 5. tháng 11 người về Quảng Châu, Trung Quốc để tuyên truyền cách mạng Việt Nam
Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc:
+ Tìm thấy con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam
+ Chuẩn bị về tự tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản
* Ngoài ra, Bác Hồ còn là vị lãnh tụ duy nhất trên thế giới đi khắp năm châu, bốn bể, biết nhiều thứ tiếng nhất, biết nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhất và là vị lãnh tụ duy nhất có cuộc sống đời thường rất đỗi đơn sơ, giản dị
[/SIZE]
[/SIZE][/SIZE] -
Lịch sử Việt Nam Từ 1919-1945
nuhvtc > 10-13-2012, 03:26 PM
hay quá \m/ -
Lịch sử Việt Nam Từ 1919-1945
cungbaccamxuc > 10-15-2012, 12:18 PM
Bài 2: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
I. Sự Ra Đời:
1. Hoàn Cảnh:
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu chọn một số thanh niên tích cực của Tâm xã để thành lập Cộng sản đoàn
6/1925, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên
2. Hoạt Động:
6/1925 ra báo Thanh Niên
1927 xuất bản sách Đường Kách Mệnh (Kách Mệnh nghĩa là Cách mạng, nhưng do lúc này, Thực dân Pháp đang truy lùng sách vở có liên quan về đề tài giải phóng dân tộc nên buộc Bác phải đổi tên để đánh lạc hướng bọn chúng)
1928 tiến hành phong trào vô sản hoá, đưa hội viên tuyên truyền trong công nhân
=> Công nhân Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt. Đến 1929 xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản
II. Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra Đời:
1. Sự Xuất Hiện Của Các Tổ Chức Cộng Sản:
a. Hoàn cảnh:
Phong trào Công - Nông và các tầng lớp khác phát triển mạnh tạo thành làn sóng dân tộc dân chủ
b. Quá trình thành lập:
- Đông Dương cộng sản Đảng (3/1929)
+ Ở Bắc kỳ lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 đảng viên
+ 5/1929 tại Đại hội lần 1 của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hương Cảng (Hongkong) đại biểu Bắc kỳ đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp thuận, hỏ bỏ về nước
+ 17/6/1929 họ thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, ra báo Búa Liềm
- An Nam cộng sản Đảng (8/1929)
+ 8/1929 bộ phận còn lại của hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập An Nam cộng sản Đảng tại Nam Kỳ
- Đông Dương cộng sản liên đoàn:
- 9/1929 các đảng viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng Đảng thành lập Đông Dương cộng sản Đảng tại Trung kỳ
=> Sự thành lập 3 tổ chức cộng sản đã đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng, sự trường thành của công nhân, đó là sản phẩm tất yếu, khách quan của cách mạng. Ngoài ra, đó còn là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam
2. Hội Nghị Thành Lập Đảng cộng sản Việt Nam
(lúc đầu thì 3 đại diện của 3 tổ chứ cộng sản đều phản đối việc sáp nhập, bởi vì đơn giản là quyền lợi và quyền lực. Nhưng sau đó 3 vị này nghe lý luận của Bác Hồ thì chỉ còn biết phục tùng và tuân theo thôi. Tại hội nghị, Bác dùng các lý lẽ của mình để thuyết phục, các bạn biết đó, lý lẽ của Bác rất là giàu sức thuyết phục, vì thế m2 sau này 3 tổ chức cống sản đã tự nguyện gia nhập và tình nguyện đi theo để nghe sự chỉ dẫn và học hỏi Bác)
a. Hoàn cảnh:
Cuối 1929, hpong trào công nhân và phong trào yêu nước tại Việt Nam phát triển mạnh. Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng lẽ, không thống nhất về đường lối chính trị đã vô hình chung gây trở ngại cho phong trào cách mạng
=> Cần thống nhất lại 3 tổ chức này để thành lập một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Trước tình hình trên, Quốc tế cộng sản đã ủy nhiệm cho Nguyễn Ái Quốc có nhiệm vụ thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Hương Cảng ngày 6/1/1930
b. Nội Dung Hội Nghị:
Thông qua chính cương, sách lược và điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc (gọi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên)
Cử BCHTW lâm thời
Đại hội lần III 1960, quyết định lấy ngày 3/2 hằng năm là ngày thành lập Đảng (thực ra thì đảng ta cũng không biết chính xác ngày thành lập là ngày nào, sau này đảng đã đối chiếu theo ghi chép của Liên Xô là lấy ngày 3/2)
c. Nội dung cương lĩnh:
Tính chất: CM tư sản dân quyền, CM thổ địa để ý tới XHCN
Nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc, phong kiến, tư sản phản cách mạng để đưa Việt Nam đi đến độc lập
Lực lượng: Tất cả các lực lượng yêu nước
Lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam
Vị trí: là một bộ phận của cách mạng thế giới
Nhận xét: thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo về vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập và tự do là hai vấn đề quan trọng hàng đầu của Cương lĩnh đề ra
d. Ý Nghĩa:
- Là kết quả ấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam
- Kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin
- Là bước ngoặt vĩ đại trong PT CM VN
- Từ đây, CMVN do ĐCS lãnh đạo
- Là yêu tố quyết định cho những thắng lợi về sau -
Lịch sử Việt Nam Từ 1919-1945
cungbaccamxuc > 10-19-2012, 05:54 AM
Các bạn nào có hứng thú với đề tài mà mình đang thực hiện thì hãy thông cảm giúp mình nhé. Do dạo này bận ở trường mình đang thực tập cộng nên mình rất bận. Mình cam đoan trong từ đây đến giữa tháng 11 mình sẽ cố gắng hoàn thành toàn bộ phần Lịch sử Việt Nam.
Cám ơn các bạn đã ghé thăm -
Lịch sử Việt Nam Từ 1919-1945
matsuc > 10-20-2012, 07:37 AM
đọc bài xong biết nhiều thông tin ý nghĩa thật, thaks bạn nha