1. Mất răng số 3
Mất răng số 3 để lại hậu quả gì?
Tiêu xương răng
Tiêu xương răng là một biến chứng nghiêm trọng của việc mất răng trong thời gian dài. Không chỉ răng số 3 mà việc mất bất kỳ răng nào cũng có thể gây ra biến chứng này. Một năm sau khi mất răng thì xương sẽ bị tiêu biến trong khoảng từ 20 – 50%. Nhưng tiêu xương không dừng lại ở con số 50% mà tiếp tục tăng thêm nếu như không được chữa trị đúng cách.
Tiêu xương răng dạng nặng sẽ là một cản trở lớn cho những người mong muốn trồng răng giả vào vị trí bị tiêu xương. Trước khi trồng răng bác sĩ cần ghép xương vào để có đủ diện tích giúp cho chân răng giả có thể trụ vững.
Lão hóa sớm
Lão hóa sớm là một biểu hiện kéo theo của hiện tượng tiêu xương răng. Vì răng số 3 nằm ở vị trí của gò má. Nên xương hàm bị tiêu biến ở vị trí này sẽ làm cho gò má không còn được nâng đỡ. Tạo nên hiện tượng da nhăn, chảy xệ, làm cho khuôn mặt bị già trước tuổi.
Mất răng cũng là một tác nhân làm cho khuôn mặt già đi nhanh hơn bình thường
Răng xô lệch
Răng xô lệch chỉ xảy ra khi răng nanh bị mất trong một thời gian dài. Răng số 2 và số 4 không còn chổ tựa vững. Dễ dàng nghiêng qua khoảng trống của răng số 3. Răng xô lệch làm mất đi vẻ đẹp của nụ cười. Làm lệch đi khớp cắn chuẩn, hạn chế khả năng ăn nhai.
Tâm lí tự ti
Không giống như những chiếc răng cối phía sâu bên trong. Khó có thể quan sát được thì răng nanh dễ dàng quan sát hơn và góp phần quan trọng trong tính thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt. Người mất răng nanh dễ có tâm lý tự ti, ngại ngùng khi cười nói vì sợ để lộ khuyết điểm.
Những người làm trong công tác đối ngoại, truyền thông thì mất răng số 3 là một điểm hạn chế lớn. Bạn không thể gặp khách hàng, đối tác của mình với một nụ cười bị mất răng. Hãy chăm chút hơn cho nụ cười của mình để phục vụ cho công việc được tốt hơn.
Trích dẫn:Răng số 3 có phục hình lại được không?
Răng số 3 là răng sữa thì có thể tự mọc lại thành răng trưởng thành. Nhưng răng vĩnh viễn viễn số 3 mất đi thì cơ thể không thể tự hồi phục lại được. Để phục hình lại chúng ta cần phải nhờ đến các biện pháp y tế như trồng răng giả, cầu răng sứ hoặc hàm tháo lắp.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một cách phục hình cho răng được sử dụng khá phổ biến. Để phục hình cho răng số 2 thì răng số 2 và số 4 sẽ đóng vai trò làm trụ cầu răng. Điều kiện để làm cầu răng sứ là răng số 2 và số 4 phải chắc khỏe để làm nền móng trụ vững cho mão sứ ở vị trí răng nanh. Nếu răng số 2 hoặc số 4 mất thì không thể thực hiện cầu răng sứ mà phải trồng răng implant.
Phương pháp cầu răng sứ có một nhược điểm mà nhiều người không hài lòng đó chính là việc mài mòn những răng bên cạnh. Ít nhiều sẽ làm cho các răng kế cận này yếu hơn trước. Bác sĩ sẽ cho bạn một lời khuyên tốt nhất về phương pháp cầu răng sứ này dựa trên sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn.
Cầu răng sứ là một giải pháp lấy lại tình thẩm mỹ cho nụ cười khi bị mất răng
Trồng răng giả implant
Trồng răng giả implant khắc phục được nhược điểm lớn của cầu răng sứ đó chính là không cần mài mòn hai răng thật bên cạnh. Tuy nhiên so với cầu răng sứ thì phương pháp phục hình răng này tốn nhiều chi phí hơn.
Sau khi trồng răng implant thì khả năng ăn nhai sẽ tốt như răng thật. Vì phần trụ implant được thiết kế rất cứng chắc và ăn sâu, khớp hoàn toàn với xương hàm. Răng implant nếu biết cách chăm sóc thì có thể sử dụng vĩnh viễn.
2. Mất răng số 4
Răng số 4 thuộc nhóm răng hàm nhỏ, có vị trí kế cận răng số 3 (nhóm răng nanh) và răng số 5 (nhóm răng hàm nhỏ). Răng số 4 có tổng cộng 4 chiếc, 2 chiếc răng ở trên và 2 chiếc răng ở dưới, đảm nhận nhiệm vụ xé và nghiền nát thức ăn. Vẻ ngoài của răng số 4 và nhóm răng hàm nói chung có hình lập phương, đồng thời trên mặt răng được chia thành 2 định đều.
Khác với nhóm răng cửa và răng nanh, cạnh của răng số 4 không sắc
Do có vị trí khó nhìn thấy nên mất răng số 4 không ảnh hưởng quá nhiều đến độ thẩm mỹ của khuôn mặt. Tuy nhiên, cũng như mất răng ở những vị trí khác, mất răng số 4 để lại rất nhiều hậu quả như:
- Vất vả khi xé và nghiền nát thức ăn: Khi mất răng số 4, khả năng xé và nghiền thức ăn của Khách hàng sẽ bị hạn chế lại. Khi thức ăn nhai không kỹ, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn. Về lâu dài khách hàng có thể bị mắc các bệnh lý tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, táo bón,...
- Có hiện tượng lão hóa sớm: Xương hàm ở răng số 4 bị mất sẽ tiêu dần đi. Vì răng số 4 có vị trí gần má nên Khách hàng dễ nhận thấy hiện tượng vùng da ở má dần bị chảy xệ, xuất hiện các nếp nhăn khiến Khách hàng trông già hơn so với tuổi thật.
- Tác động xấu đến răng số 3 và số 5: Do ở giữa 2 nhóm răng số 3 và số 5 nên việc mất răng số 4 sẽ tác động mạnh mẽ đến 2 nhóm răng này. Bên cạnh hiện tượng xô lệch, vị trí mất răng số 4 lúc này cũng sẽ khó vệ sinh hơn. Từ đó dẫn đến các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, tụt nướu chân răng, sâu răng,...
- Xương hàm bị tiêu dần: Xương hàm ở vị trí răng số 4 bị mất không còn lực nhai tác động, về lâu dài sẽ dần dần bị tiêu đi. Với những trường hợp này, Khách hàng cần phải phẫu thuật ghép xương để đủ tiêu chuẩn xương trồng răng giả.
- Xuất hiện tình trạng đau mỏi vai gáy: Khi mất răng lâu ngày, khớp cắn của 2 hàm sẽ bị lệch đi. Điều này sẽ gây ra những cơn đau cơ hàm, đau đầu, mỏi vai gáy,... Với những Khách hàng lớn tuổi, tình trạng này không chỉ khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
3. Mất răng số 5
Vị trí của răng số 5
Răng số 4 và số 5 cùng nhóm răng tiền hàm hay còn được gọi là răng hàm nhỏ. Khi nói đến răng hàm thì chúng ta sẽ biết được ngay là chúng có vai trò nhai nhuyễn thức ăn cho chúng ta. Mặc dù kích thước của răng này không lớn bằng răng số 6, số 7 và số 8. Nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc xé nhỏ thức ăn. Đặc biệt là những thực phẩm thịt, có nguồn gốc từ động vật.
Răng được đặt tên là số 5 vì đếm từ vị trí răng cửa đầu tiên vào trong. Trong tổng số 32 chiếc răng vĩnh viễn của người trưởng thành thì răng số 5 chiếm số lượng 4 chiếc. Bao gồm 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới. Không giống như răng cửa có rìa sắc bén, răng này có dạng hình lập phương và có mặt cắn phẳng.
❃❃❃ Xem thêm: Răng số 6 giữ chức năng gì? Nhổ răng số 6 có nguy hiểm không?
Răng số 5 nằm chính giữa răng số 4 và răng số 6
Chức năng của răng số 5
Chiếc răng này có chức năng nhai, xé và làm nhỏ thức ăn trong khoang miệng. Thức ăn khi được làm nhuyễn tốt thì giảm được áp lực co bóp của bao tử và ruột cũng dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.
Ngoài ra, răng số 5 cùng với răng số 4 và răng số 6 tạo thành một nhóm răng đứng cạnh nhau. Làm trụ cột cùng nhau đứng vững. Khi một răng mất đi thì những răng khác cũng mọc xô lệch dần vào khoảng không gian trống của răng đã mất. Mặc dù nha chu và lợi vẫn còn rất khỏe thì hiện tượng răng xô lệch vẫn có thể xuất hiện theo thời gian.
Sơ đồ vị trí các răng của người trưởng thành
Răng số 5 có thay được không?
Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là những người vì một nguyên do nào đó mà phải nhổ đi chiếc răng số 5 của mình. Răng số 5 khi còn là răng sữa khi rụng đi thì răng trưởng thành mới sẽ mọc lên. Nhưng khi răng trưởng thành số 5 bị mất đi rồi. Thì sẽ không còn mầm răng trưởng thành mọc lại lần thứ 2. Nghĩa là khi mất răng vĩnh viễn số 5 rồi thì cơ thể không thể tự điều chỉnh để mọc lại răng mới.
Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học được áp dụng vào trong ngành nha khoa hiện nay. Thì việc tái tạo lại răng mới sau khi bị mất răng là điều hoàn toàn có thể. Răng giả được tạo thành rất tinh xảo và an toàn, lại có tuổi thọ lâu dài. Về chức năng lẫn tính thẩm mỹ không khác biệt nhiều so với răng thật của chúng ta.
Trồng răng implant
Trồng răng implant được xem là phương pháp phục hình răng giả hiện đại và ưu việt nhất hiện nay. Phương pháp này khắc phục được nhiều nhược điểm của những cách phục hình răng truyền thống, đã ra đời trước đó. Một chiếc răng implant có cấu tạo gồm 3 phần là trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ.
❃❃❃ Xem thêm: Trồng Implant [A-Z]
Răng implant được chế tác dựa trên răng thật của chúng ta
4. Mất răng số 6
Mất răng trong một thời gian dài thường gây ra tình trạng xáo trộn khớp cắn. Răng mất đi tạo ra một khoảng trống. Các răng ở gần vị trí này dễ xô lệch sang bên không gian trống. Sự xô lệch của các răng càng nhiều thì độ sai lệch của khớp cắn càng cao.
Khớp cắn bị lệch làm mất đi sự cân bằng, tính thẩm mỹ và độ hài hòa của khuôn mặt. Giảm đi khả năng ăn nhai của răng. Khi ăn không còn cảm giác ngon miệng và có thể bị đau nhức liên tục.
Một biến chứng thường gặp của việc mất đi răng một thời gian dài. Đó là xương răng bị tiêu biến đi dần dần. Nếu không can thiệp kịp thời thì thể tích của xương giảm xuống đáng kể và mang đến nhiều hệ lụy khác. Người ta gọi hiện tượng này là tiêu xương răng. Để tránh đi biến chứng này bác sĩ thường khuyên bệnh nhân trồng răng giả ở một thời điểm thích hợp sau khi đã nhổ răng xong.
Răng xô lệch và tiêu xương răng là 2 biến chứng thường gặp khi bị mất răng trong thời gian dài
5. Mất răng số 7
Vì một số lý do như sâu răng hay mọc nghiên, mọc lệch mà bác sĩ cần phải nhổ đi răng số 7. Chiếc răng này sau khi mất đi sẽ gây trở ngại cho bạn rất nhiều trong khi ăn uống và sinh hoạt. Mất chiếc răng này cũng gây ra khá là nhiều những biến chứng. Như tiêu xương răng, răng ở những vị trí kế cận bị xô lệch.
Vì vậy, việc trồng lại răng số 7 là một điều rất cần thiết và không nên xem thường bỏ qua. Trồng răng giả implant là một giải pháp được khuyên dùng khi mất đi răng số 7. Loại răng giả này có cấu tạo gồm 2 phần chính.
Trụ implant được cấy vào trong xương hàm. Trụ này đóng vai trò như chân răng thật. Được chế tác bằng những vật liệu an toàn và lành tính. Có thể ở trong xương hàm vĩnh viễn mà không gây hại gì. Mão sứ ở phía trên đóng vai trò như thân răng thật. Đảm bảo khả năng nhai và tính thẩm mỹ, tự nhiên rất đẹp.
Với công nghệ hiện nay thì việc nhổ răng hàm đã không còn là một việc khó khăn
6. Mất răng số 8
[font=Arial]Bất kỳ trường hợp nhổ răng nào cũng đều cần trồng lại răng. Tuy nhiên, với răng số 8 thì điều này không thật cần thiết, vì chiếc răng này không đảm nhận nhiều chức năng. Trên cung hàm, mỗi người chỉ cần 28 chiếc răng là đủ cho cả quá trình ăn nhai và thẩm mỹ.
Răng số 8 nằm trong cùng, không có chức năng thẩm mỹ và ăn nhai rõ ràng, sự tồn tại của nó cũng không quá cần thiết nên khi nhổ bỏ răng sẽ không ảnh hưởng gì đến quá trình ăn uống hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Nếu răng số 8 mọc lệch, nghiêng, mọc ngầm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng số 7, việc phục hồi răng số 7 sẽ được ưu tiên nhiều hơn vì đây là một trong những chiếc răng giữ chức năng ăn nhai cực kỳ quan trọng.
Sở dĩ không cần thiết phải trồng răng số 8 sau khi nhổ răng là vì nếu khôi phục lại răng số 8, cũng không giúp hỗ trợ hay cải thiện thêm chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ. Sau khi nhổ răng số 8, vì răng nằm ở cuối cung hàm nên cũng không cần lo gặp phải tình trạng xô lệch răng hay tiêu xương hàm. Sau một thời gian nhổ răng, vị trí răng sau khi nhổ sẽ được nướu và các tổ chức quanh răng lấp đầy. Vì thế, sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay thẩm mỹ răng miệng của bạn.[/font]
[font=Symbol]·[font=Times New Roman] [/font]Website: https://nhakhoathanhtam.com/[/font]- Điện thoại: 0933 922 025
- Email: nhakhoathanhtam717@gmail.com
- Địa chỉ: 717 Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, TP. HCM