Nghiên cứu mới phát hiện thấy khoảng cách có thể là chìa khoá để giải quyết những nan đề của bạn. Thật dễ trở nên dính mắc trong một quan điểm về bạn là ai (“Tôi là thế đó”), và không thể mường tượng được những khả năng để mở rộng những năng lực, suy nghĩ và cảm xúc cá nhân của bạn bên ngoài quan điểm cố định đó. Thật không may, điều này làm bạn mất khả năng mở rộng quan điểm của bạn, mà đó là điều cần thiết cho việc giải quyết các xung đột hoặc các vấn đề mà bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong đó hoặc không có khả năng thay đổi hoặc sửa đổi.
Tổng thống Dwight Eisenhower, theo như đưa tin, từng nói rằng nếu bạn thấy khó khăn trong việc hiểu được một vấn đề và làm thế nào để xử lý nó, hãy “mở rộng” nó. Điều đó áp dụng cho cuộc sống ngoài chiến trường hoặc Nhà Trắng. Nghĩa là, “mở rộng” cách bạn mường tượng về một vấn đề hoặc tình huống mà bạn đang mắc kẹt trong đó có thể giải thoát bạn khỏi những giới hạn của quan điểm đã cầm tù bạn.
Nghiên cứu mới theo lối kinh nghiệm đã giải thích điều này, và chỉ ra rằng,
việc tạo khoảng cách giữa bản thân bạn với một vấn đề hoặc một sự xung đột làm tăng khả năng lý luận của bạn, và giúp bạn tìm thấy những giải pháp mới thông qua một quan điểm được mở rộng. Một nghiên cứu được báo cáo trong Psychological Science, Igor Grossmann ở trường đại học University of Waterloo và Ethan Kross ở trường đại học University of Michigan xem xét khả năng nhận ra những giới hạn của kiến thức của một người, tìm kiếm một sự thoả hiệp, xem xét những quan điểm của những người khác và nhận ra những phương pháp khả thi mà kịch bản có thể để lộ ra.
Nghiên cứu phát hiện thấy bạn có thể nghĩ về một sự xung đột một cách khôn ngoan hơn nếu bạn xem xét nó như một người quan sát từ bên ngoài. “Các kết quả ban đầu cho thấy một kiểu thành kiến mới trong bản thân chúng ta khi nói đến việc lập luận một cách thông minh về một nan đề trong mối quan hệ liên nhân cách,” Grossmann nói. “Chúng tôi gọi thành kiến đó là ‘nghịch lý của Solomon,’ sau khi vị vua nổi tiếng là khôn ngoan, thông thái, nhưng vẫn không đưa ra được các quyết định cá nhân.”
Trong các thực nghiệm, Grossmann và Kross yêu cầu những người tham gia đã thông báo là đang ở trong những mối quan hệ lãng mạn chung thuỷ hãy tưởng tượng một cách sinh động về một kịch bản ở đó hoặc là bạn tình của họ hoặc là bạn tình của một người bạn của họ đã ngoại tình. Sau đó họ được yêu cầu trả lời một loạt câu hỏi về kịch bản. Các kết quả cho thấy những người được yêu cầu lập luận về sự xung đột trong mối quan hệ của bạn của họ đã đi đến những giải pháp khôn ngoan hơn những người được yêu cầu lập luận về sự xung đột trong mối quan hệ của riêng họ.
Các kết quả của thực nghiệm thứ hai ủng hộ các kết quả từ thực nghiệm đầu tiên: những người tham gia nghĩ về cuộc xung đột trong mối quan hệ của họ, từ một quan điểm người-thứ nhất, thì đã lập luận kém hơn những người nghĩ về sự xung đột trong mối quan hệ của một người bạn.
Tuy nhiên, những người được yêu cầu sử dụng quan điểm của một người ngoài cuộc cho những vấn đề của họ thì dường như đã vượt qua được xu hướng này: những người được yêu cầu nghĩ về sự xung đột trong mối quan hệ của họ như thể thông qua cặp mắt của một người bạn thì cũng thông thái như những người nghĩ về sự xung đột của một người bạn.
Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện đó cho rằng việc tạo khoảng cách giữa một người với một vấn đề cá nhân bằng cách giải quyết vấn đề nó như là một người đứng bên ngoài có thể là chìa khoá cho sự lập luận thông minh. “Chúng tôi là những người đầu tiên chứng minh rằng có một cách đơn giản để loại bỏ thành kiến này trong việc lập luận bằng cách nói về bản thân chúng ta trong vai người thứ ba và sử dụng tên của chúng ta khi suy nghĩ về một sự xung đột trong mối quan hệ,” Grossmann nói. “Khi chúng ta dùng chiến lược này, chúng ta có nhiều khả năng suy nghĩ một cách khôn ngoan về một vấn đề.”
Tôi cho rằng kiểu nghiên cứu này là hữu ích, vì nó đem lại nền tảng to một quan điểm tâm lý học được nhấn mạnh trong truyền thống phương Đông, đặc biệt là, những sự xung đột của chúng ta trong cuộc sống phản ánh những giới hạn của quan điểm của chúng ta về chúng ta là ai – “cái tôi” mà chúng ta đã học cách định nghĩa về bản thân bằng quan điểm hạn hẹp—và quan điểm hạn hẹp nhốt chúng ta trong đó. Bước ra “bên ngoài” bản thân chúng ta mở rộng tư duy của chúng ta, quan điểm của chúng ta và hiểu được thực tế.
Nguồn
http://www.psychologytoday.com/blog/the-...r-problems