Stress là trạng thái phản ứng của cơ thể trước những áp lực về thể chất và tinh thần do các yếu tố chủ quan hay khách quan tác động vào cuộc sống, sinh hoạt của con người
Những biểu hiện của người đang bị stress
Những người đang bị stress luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, nhức đầu, buồn phiền, chán nản mất tập trung. Thường hay nổi cáu, bực bội trong người, hay quên, làm việc vụng về hơn.
Do stress là một phần trong cuộc sống của con người, chúng ta luôn gặp phải vấn đề stress.Tuy nhiên khi stress kéo dài hoặc khi bạn gặp phải rất nhiều vấn đề căng thẳng trong một thời gian ngắn, cơ thể của bạn phải làm việc vất vả hơn để đối phó với chúng. Năng lượng bị tiêu tốn để duy trì huyết áp bình thường, giảm lo âu. Bên cạnh đó những hoàn cảnh thực tế lại yêu cầu bạn phải tập trung sức lực và tâm trí để ứng phó. Nếu tình huống đó kéo dài, cơ thể bạn sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn cần phải học cách thư giãn và ứng phó hợp lý để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng.
Stress kéo dài có thể gây ra trào ngược dạ dày
Khi stress kéo dài sẽ làm cho quá trình làm rỗng dạ dày bị chậm lại, thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa. Khi căng thẳng, hệ thần kinh gửi tín hiệu cho cơ thể cung cấp thêm nhiều oxy, máu và năng lượng hơn cho tim, phổi và các cơ, nhằm giúp cơ thể vượt qua căng thẳng. Dạ dày thiếu máu, enzyme để hoạt động, các cơn co thắt của cơ bắp tiêu hóa không đủ năng lượng.
Đồng thời, để đối phó với căng thẳng trong thời gian ngắn, cơ thể phát hành norepinephrine và epinephrine. Các hợp chất này kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, cho phép cơ thể tạm thời ngừng khoảng vài giây hoạt động của một số cơ quan, trong đó có dạ dày, cho đến khi chúng ta có thể thoát khỏi nguy hiểm. Cơ chế này cũng khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị làm chậm lại. Một lần nữa gây ra tình trạng ứ đọng thức ăn lâu trong dạ dày.
Khi stress kéo dài hơn bình thường hoặc yếu tố gây stress quá mạnh, theo cơ chế thần kinh, cơ thể sẽ huy động thêm cortisol để điều chỉnh các quá trình trao đổi chất của cơ thể, dập tắt các mầm mống của phản ứng tự miễn dịch và viêm nhiễm – kết quả của căng thẳng. Song, chính cortisol này lại là con dao hai lưỡi ngăn cản cơ thể tiết ra các yếu tố bảo vệ dạ dày. Cortisol làm tăng axit HCl và pepsine, là nguyên nhân chính gây ra bệnh
trào ngược dạ dày thực quản, cũng như viêm loét dạ dày.
Ngăn chặn Stress để chống các bệnh về dạ dày, trào ngược dạ dày
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cần luôn lạc quan trong những tình huống khó khăn. Cần thiết lập những mục tiêu thực tế và tính đến cả những phương án rủi ro.
Luôn cố gắng duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, ngủ nghỉ đúng giờ.
Luyện tập thể dục - thể thao mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
Học tập và làm việc có kế hoạch đề ra sẵn sẽ giúp chúng ta tránh mất thời gian và căng thẳng.