Người yêu của bạn có xu hướng lừa dối?
rubiru > 05-16-2013, 09:51 PM
[size=medium]Người yêu của bạn có xu hướng lừa dối?
Tham khảo
Is Your Loved One Predisposed to Cheat?
Published on May 12, 2012 by Jack Schafer, Ph.D. in Let Their Words Do the Talking
Tất cả mọi người đều muốn biết người yêu của họ có xu hướng lừa dối hay không. Nếu bạn hỏi người yêu họ sẽ phản bội bạn không thì hiếm khi bạn được nghe “Tôi không gặp bất cứ vấn đề gì khi lừa dối bạn.” Họ có thể nghĩ như vậy nhưng chắc chắn sẽ không nói ra. Khi bạn hỏi trực tiếp 1 người thì họ có xu hướng trở nên phòng vệ và tự hỏi bản thân: “Tại sao người này muốn biết?”; “Người này sẽ sử dụng thông tin này như thế nào?” hoặc “Tại sao người này tọc mạch vào cuộc sống riêng của tôi?” Những kỹ thuật gợi ra có thể khuyến khích con người tiết lộ thông tin nhạy cảm mà không cần hỏi trực tiếp, và trong hầu hết trường hợp, họ không nhận ra là họ đang tiết lộ thông tin được giữ cẩn thận.
Trọng tâm bên trong/bên ngoài
Trọng tâm bên trong/bên ngoài là 1 kĩ thuật gợi ra được dùng để biết những suy nghĩ thực sự của con người về những chủ đề nhạy cảm. Khi bạn hỏi con người những câu hỏi thẳng thắn về chủ đề nhạy cảm, ví dụ như lừa dối, họ tuân theo những chuẩn tắc xã hội để có được câu trả lời của họ. Những chuẩn tắc xã hội là những tiêu chuẩn bên ngoài định nghĩa về những niềm tin và hành vi được chấp nhận. Con người được mong đợi tôn trọng những tiêu chuẩn đó hoặc họ gặp nguy cơ bị xem như người lệch lạc. Nếu bạn trực tiếp hỏi người yêu anh/cô í nghĩ gì về lừa dối, họ sẽ đi đến những chuẩn tắc xã hội để tìm câu trả lời. Câu trả lời của họ chỉ phản ánh những kì vọng của xã hội chứ không phải những gì họ thực sự nghĩ.
Để biết người yêu bạn thực sự nghĩ gì, hãy nói về chủ đề nhạy cảm từ quan điểm của 1 người thứ 3. Thay vì hỏi câu trực tiếp “Bạn nghĩ gì về lừa dối?” hãy nói về lừa dối từ 1 quan điểm thứ 3. Ví dụ, “Bạn của tôi Vickie bắt quả tang chồng ngoại tình. Bạn nghĩ gì về điều đó?” Khi 1 người đương đầu với 1 tình huống ở bên thứ 3, họ có xu hướng nhìn vào bản thân họ để tìm câu trả lời và nói với bạn điều họ thực sự nghĩ. Câu trả lời bạn muốn nghe là “Lừa dối là sai. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó với bạn.” Tuy nhiên, hãy chuẩn bị tinh thần cho những câu trả lời kiểu như “Ngày nay mọi người đều lừa dối; “Nếu 1 người vợ không thể quan tâm đến những nhu cầu của chồng cô thì 1 người đàn ông sẽ làm gì?”; “Nếu vợ tôi đối xử với tôi giống như cách cô Vickie đối xử với chồng, tôi cũng sẽ lừa dối vợ” và “Nó không đáng ngạc nhiên. Họ đã không hòa hợp gần đây.” Những câu trả lời đó có xu hướng phản ánh những điều 1 người thực sự nghĩ về lừa dối. Cái người trong trường hợp này có xu hướng nghĩ rằng lừa dối là chấp nhận được dưới những điều kiện nào đó, và do đó có xu hướng lừa dối khi những điều kiện đó được thỏa mãn.
1 sinh viên kể với tôi câu chuyện sau: Cô í đang có 1 mối quan hệ nghiêm túc với 1 anh chàng và đang dự tính kết hôn. Cô đang vật lộn với vấn đề về cân nặng và tập thể dục đều đặn để giữ cho thân hình thon thả. Tuy nhiên, cô biết là cuối cùng cô sẽ tăng cân khi lớn tuổi hoặc nếu có thai. Cô muốn biết bạn trai sẽ cảm nhận thế nào nếu cô tăng cân. 1 buổi tối, họ đang xem chương trình TV Biggest Looser. Đến giữa chương trình, bạn trai buột miệng “Nếu vợ tôi trông như vậy thì tôi sẽ đá cô ta ra đường.”Bạn trai cô đã bình luận từ tình huống của bên thứ 3, do đó anh ta đã tiết lộ những cảm xúc thật của mình. Cô kiểm tra anh bằng cách hỏi trực tiếp “Nếu em trở nên thừa cân thì anh có đá em ra đường không?” Đúng như dự đoán, anh ta đáp “không, em yêu, anh sẽ yêu em bất kể em nặng bao nhiêu.” Bằng cách dùng kĩ thuật gợi ra trọng tâm bên trong/bên ngoài, cô sinh viên đã phát hiện được bạn trai cô thực sự cảm nhận như thế nào nếu cô tăng cân. Cuối cùng cô đã chia tay anh ta và tìm được 1 bạn trai mới tương hợp hơn.
Phần hay nhất của kĩ thuật gợi ra là đối tượng của bạn không biết họ đang tiết lộ thông tin nhạy cảm. Kĩ thuật gợi ra là 1 nghệ thuật chứ không phải 1 khoa học. Nó không hiệu quả 100%, nhưng nó khuyến khích con người tiết lộ thông tin nhạy cảm mà họ sẽ không muốn tiêt lộ.
Nguồn: PsychologyToday