Bị khuyết cổ chân răng có sao không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết này sẽ trả lời chính xác và đầy đủ cho câu hỏi “ bị khuyết cổ chân răng có sao không?” và những phương pháp điều trị bệnh lý răng miệng này.
Khuyết cổ chân răng
1. Bệnh khuyết cổ chân răng được hiểu như thế nào?
Bệnh lý khuyết cổ chân răng hay còn được gọi với tên thông dụng trong cuộc sống đó là mòn cổ răng hay bệnh tiêu thân răng hình chêm, đây là hiện tượng trên bề mặt thân răng có một rãnh sâu, lõm vào theo dạng hình chữ V ở vùng chân răng giáp sát vơi viền nướu.
Thông thường, bệnh khuyết cổ chân răng rất hay gặp ở các răng hàm nhỏ ở răng số 4 và 5, răng số 6 và các răng cửa.
2. Vì sao lại bị bệnh khuyết cổ chân răng?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh khuyết cổ chân răng có thể kể đến 2 nguyên nhân chính đó là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân hóa học:
Bị bệnh khuyết cổ chân răng do nguyên nhân cơ học:
Một trong những tổn thương cơ học thường gặp khiến khuyết cổ răng chính là việc chải răng không đúng cách. Cùng với việc sử dụng bàn chải lông cứng chải miết trên thân răng và phần cổ răng theo chiều ngang với lực mạnh quá nhiều – nơi có độ chịu lực và chịu mòn thấp, lâu ngày phần men răng và ngà răng sẽ lộ dần khiến răng ê buốt và xuất hiện các rãnh nhỏ ngang thân.
Ăn nhai quá mức các thức ăn cứng và dai hoặc tật nghiến răng trong khi ngủ cũng là một trong số các nguyên làm cho tình trạng mòn cổ chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị bệnh khuyết cổ chân răng do nguyên nhân hóa học:
Song song với sự tác động của các yếu tố cơ học thì nguyên nhân khuyết cổ răng chủ yếu cũng xuất phát từ những tác dụng của axit có trong khoang miệng hoặc do những thực phẩm chứa nhiều axit gây nên.
Chất axit âm thầm diễn tiến làm mòn lớp men răng bên ngoài khiến phần ngà bị lộ hoặc nghiêm trọng hơn có thể tấn công đến các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà, làm cho các tổ chức răng bị phá vỡ gây nên tình trạng ê buốt kéo dài.
Ngoài 2 nguyên nhân chính mà chúng tôi vừa nêu trên thì bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh khuyết cổ chân răng như:
Những yếu tố di truyền gây loạn sản tổ chức cứng của răng (sinh men bất toàn, sinh ngà bất toàn), loạn dưỡng tế bào tạo ngà… làm sức kháng mài mòn của răng bị yếu đi.
Bệnh mòn cổ răng còn các bệnh lý toàn thân, như: gout, thiếu canxi, thấp khớp, giảm tiết nước bọt,…
3. Cách điều trị bệnh khuyết cổ chân răng là gì?
Tùy thuộc vào mức độ bệnh khuyết cổ chân răng nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp nhất:
Trường hợp mòn cổ chân răng ở mức độ nhẹ: Ở mức độ nhẹ, bệnh mòn cổ chân răngchưa làm ảnh hưởng đến tủy răng bên trong thì phương pháp trám răng, sử dụng các vật liệu trám chuyên dụng trám vào chỗ cổ răng bị khuyết là cách hiệu quả, ít tốn kém thời gian và tiền bạc nhất. Hiện nay, với vật liệu trám thẩm mỹ Composite được sử dụng nhiều nhất vì tính thẩm mỹ mà nó mang lại giống với màu sắc của răng thật nhất.
Trường hợp mòn cổ chân răng ở mức độ nặng: Lúc này bệnh đã gây tổn thương vào tủy răng, do đó người bệnh cần được chữa tuỷ răng bị khuyết và tiến hành phục hình bọc răng sứ nhằm bảo tồn được cùi răng thật, cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai và giữ được nét thẩm mỹ.
4. Làm sao để phòng bệnh khuyết cổ chân răng?
Để bảo vệ răng miệng, tránh hiện tượng mòn cổ răng, chúng ta cần có một chế độ chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày hiệu quả, đúng phương pháp:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, không chải răng quá mạnh.
- Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluor.
- Sau khi đánh răng, nhổ phần còn lại của kem đánh răng và không cần phải súc miệng. Nếu muốn súc miệng, nên bôi một lượng nhỏ kem đánh răng lên răng, tác dụng của fluor sẽ hiệu quả trên răng.
- Ngay sau khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống có chứa axit, súc miệng bằng nước, sữa hoặc nước súc miệng có chứa fluor.
- Uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn.
- Tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit. Hạn chế thức uống có chứa axit trong bữa ăn.
- Đặc biệt mọi người nên có thói quen đến phòng khám nha khoa để thực hiện chăm sóc, cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Những thông tin về bệnh khuyết cổ chân răng mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, hy vọng mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý khuyết cổ chân răng này cũng như có cách phòng bệnh hiệu quả nhất.