Khi nghe đến cụm từ nhà phố thì chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến một ngôi nhà được xây ở thành phố. Tôi tin chắc là sẽ có nhiều người nghĩ như vậy. Vì nghe rất hợp lý mà đúng không? Thế nhưng sự thật liệu có phải như vậy?
Để mọi người hiểu rõ hơn thì hôm nay tôi xin chia sẻ cho mọi người về Nhà phố là gì? Và để có một ngôi nhà phố tuyệt vời thì cần những yêu cầu gì?
Xem chứ đừng bỏ lỡ mà phí nha!
Đầu tiên hãy hiểu về định nghĩa chính xác của nhà phố đã nhé!
Nhà phố là gì?
Nhà phố hay còn gọi với tên khác là nhà mặt phố. Một mô hình nhà được rất nhiều người lựa chọn làm giải pháp cho ngôi nhà mơ ước của mình.
Nhà phố chỉ những ngôi nhà được xây dựng có một hoặc nhiều mặt giáp với mặt đường, mặt phố. Hoặc những vị trí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh kinh tế hay công năng sử dụng cho chủ nhà (ví dụ dễ hiểu là tiện đường đưa con đi học).
Loại hình nhà phố này xuất hiện phổ biến ở các khu đô thị, thành phố chật chội náo nức (đông đúc). Vì giới hạn về diện tích đất nên hầu như tất cả những người dân thành thị đều chọn xây nhà mặt phố để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đầy đủ tiện nghi về không gian và nội thất.
Nhà phố cũng có thể hiểu là nhà ống. Vì diện tích đất xây nhà của nhà phố và nhà ống đều xây trên đất hình chữ nhật. Nghĩa là mảnh đất có chiều ngang mặt tiền hẹp nhưng lại dài về chiều dọc.
Dân gian ta có câu: “Nhà mặt phố, bố làm to” để chỉ những người giàu có, có quyền có thế trong xã hội. Qua đó cho thấy cái mà dân gian gọi Nhà mặt phố cao sang thế nào. Thế nhưng để xây được nhà mặt phố cũng không khó lắm. Và điều tạo nên một ngôi nhà phố đẹp chính là khâu thiết kế.
Sau đây tôi xin chia sẻ cho mọi người về những yêu cầu cần biết trong thiết kế nhà phố.
Lưu ý: Tôi chia sẻ để tiếp cận đến nhiều người nên văn từ sẽ đơn giản và dễ hiểu hơn nên xin các chuyên gia rộng lượng bỏ qua cho ạ!
Những yêu cầu trong thiết kế nhà phố
Để có một ngôi nhà phố đẹp thì khâu thiết kế rất rất quan trọng. Nếu nói người trong gia đình là linh hồn thì ngôi nhà chính là phần thể xác bền ngoài. Và ai cũng muốn mình có một vẻ bề ngoài đẹp đẽ cả đúng không. Vậy nên để có ngôi nhà đẹp mơ ước thì không thể bỏ qua khâu thiết kế được.
Trong thiết kế nhà có một số yêu cầu mà bạn cần phải biết đó là:
Bố cục không gian
Bố cục không gian khi thiết kế bên trong nhà phố là:
- Các hạng mục trong thiết kế nhà phố được phân chia hợp lýKết nối giữa các khu vực và các thành viên trong gia đìnhCó ánh sáng và đón gió tự nhiênPhù hợp với môi trường, đặc điểm khí hậu từng vùngAn toàn, đặc biệt gia đình có trẻ nhỏ và người giàThỏa mãn nhu cầu sống ở hiện tại và trong tương lai với giá trị sử dụng lâu dàiKhu vực sinh hoạt chung và riêng
Vật liệu thi công
Vật liệu thi công nhà phố gồm có:
- Vật liệu thi công nhà phố phần thô
Là những loại vật liệu có vai trò quan trọng nhất quyết định chất lượng, tuổi thọ và mức độ an toàn của công trình xây dựng. Thi công nhà phố phần thô là xây dựng phần khung của ngôi nhà như: móng, hệ thống chịu lực, mái….
Vật liệu thi công phần thô là
- Sắt thép: chịu lực tốtĐá có kích thước 10×20 hoặc 40×60Xi măng: được sản xuất bởi các nhà máy, thương hiệu uy tínCát: sạch, không lẫn tạp chấtGạch không nung, gạch đỏ, gạch bê tông, gạch nhẹ chưng áp…Ống nước, dây điện, ống luồn dây điệnVật liệu chống thấm, chống nóng sàn, trần nhà
- Vật liệu thi công nhà phố hoàn thiện
Các vật liệu thi công hoàn thiện nhà phố là:
- Gạch lát nền phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp và nhà tắmGạch ốp tườngSơn: loại sơn và màu sơn cho từng khu vực trong, ngoài nhàĐèn chiếu sáng, đèn trang tríNội thất, trang thiết bị trong nhà
Công năng sử dụng
Công năng trong nhà phố được thiết kế và sắp xếp khoa học đáp ứng nhu cầu sử dụng gia đình. Các hạng mục công năng trong nhà phố được phân chia dựa vào kiểu nhà phố, diện tích mặt bằng.
Điều đó có nghĩa là nhà phố không có tầng có cách phân chia khu vực khác nhà mặt phố 1 tầng và 2 tầng. Tôi gợi ý một vài cách bố trí công năng nhà phố sau:
- Nhà phố không tầng: sân + phòng khách + phòng bếp + phòng ngủ + WCNhà phố 1 tầng: sân, vườn + phòng khách + phòng ăn + phòng bếp + WC và nhà tắm. Tầng 2 là: phòng ngủ + phòng thờ + ban côngNhà phố 2 tầng: tầng trệt là sân, vườn + phòng khách + phòng ăn + phòng bếp + WC và nhà tắm. Tầng tiếp theo: phòng ngủ + phòng vệ sinh. Tầng trên cùng: phòng ngủ + phòng thờ+ sân thượng
Gió và ánh sáng
Khác với nhà cấp 4, diện tích mặt bằng xây dựng nhà phố hẹp bề ngang và dài ở bề sâu. Đặc biệt nhà mặt phố ở các đô thị với mật độ xây dựng cao, 2 mặt bên và mặt sau của lô đất đều có công trình xây dựng. Vì vậy hạn chế lớn nhất của nhà phố là không gian bí và tối.
Để tăng nguồn ánh sáng tự nhiên và gió lưu thông không khí trong nhà phố, các kiến trúc sư của AFTA, công ty thiết kế nhà phố đẹp Đà Nẵng áp dụng giải pháp:
- Xây dựng giếng trờiSử dụng vật liệu kính cường lực cho cửa sổ lớnBố trí tiểu cảnh, sân vườn nhỏThiết kế ban công cây xanhMàu sơn trang trí tông màu sángNội thất đa năng, kiểu dáng tối giản được bố trí ngăn nắp và gọn gàng
Bên trên là 4 yêu cầu mà bạn cần chú ý khi thiết kế nhà phố cho mình. Và để có một bảng thiết kế nhà vừa đẹp, vừa sang lại tiết kiệm chi phí thì một đơn vị chuyên thiết kế sẽ là sự lựa chọn sáng suốt.