Những lợi ích và nguy cơ của việc theo đuổi những khao khát
rubiru > 08-14-2013, 07:45 AM
Tại sao chúng ta thích theo đuổi những khao khát? Điều gì quá lôi cuốn ở những người khó yêu? Những chiếc iPhone mới nhất làm chúng ta phải xếp hàng trong nhiều giờ?
Niềm vui được mong đợi
Một chú mèo sẽ đuổi theo một con chuột đồ chơi vì một sự theo đuổi tốt kích hoạt hệ thống phần thưởng của bộ não mèo. Điều tương tự cũng đúng với chúng ta. Chúng ta trải nghiệm niềm vui được mong đợi. Nói cách khác, mong đợi về một kết quả được khao khát làm chúng ta cảm thấy vui. Nghiên cứu của Brian Knutson ở đại học Stanford chỉ ra rằng, chỉ cần nhìn thấy đối tượng chúng ta khao khát đã kích hoạt những tín hiệu thần kinh liên kết với sự phóng thích dopamine (một chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích trong suốt sự báo hiệu phần thưởng) trong não. Nghiên cứu của Knutson cho thấy chúng ta không chỉ có được hạnh phúc từ việc đạt được, nhận được hoặc tiêu dùng đối tượng chúng ta khao khát mà chúng ta còn có được hạnh phúc từ sự mong đợi đối tượng đó. Không chỉ ăn bánh kem làm chúng ta hạnh phúc mà nhìn chằm chằm bánh kem qua kính cửa hàng cũng làm chúng ta hạnh phúc. Hãy nghĩ về sự mong đợi một kỳ nghỉ hoặc cuộc hội ngộ với một người bạn mà bạn đã lâu không gặp hoặc một bữa ăn ở nhà hàng bạn yêu thích. Đây có thể là lí do tại sao con người đi nhìn ngắm hàng hoá ở siêu thị, đánh bạc, lái thử xe ferarris. Dù họ không thể sở hữu đối tượng mà họ khao khát, họ vẫn trải nghiệm niềm vui được mong đợi.
Yêu thích việc theo đuổi giúp chúng ta tồn tại và phát triển
Trong cuốn sách Authentic Happiness, nhà tâm lý Martin Seligman mô tả một câu chuyện về một con giông mào từ chối ăn và từ từ nhịn đói cho đến chết cho đến một ngày, nó nhìn thấy ông chủ của nó đang ăn một cái bánh sandwich. Đó là lúc con giông mào chộp lấy đĩa sandwich. Con giông mào sẽ thà nhịn ăn đến chết còn hơn là không được trải nghiệm niềm vui của sự theo đuổi, săn bắt và chộp lấy đồ ăn. Niềm vui được mong đợi này - thường thấy ở cả động vật và con người - có lẽ giúp chúng ta tồn tại (theo đuổi những nguồn thức ăn) và đảm bảo sự sinh sản của loài chúng ta (theo đuổi những đối tác tình dục). Niềm vui được mong đợi cũng giúp chúng ta hoàn thành nhiều mục tiêu phức tạp và có tính thử thách hơn bằng cách đem lại cho chúng ta sự quyết tâm, phấn khích và kiên trì cần có để hoàn thành những cuộc thi chạy, tốt nghiệp đại học hoặc sự trôi chảy khi nói/viết tiếng nước ngoài. Chúng ta thích theo đuổi những giấc mơ của chúng ta và cũng đánh giá cao điều gì đó nếu chúng ta đã nỗ lực vì chúng.
Tuy nhiên, tình yêu đối với một cuộc theo đuổi tốt mang theo nó một số nguy cơ mà chúng ta nên nhận ra. Chúng ta có thể tránh được những cạm bẫy của việc theo đuổi mà vẫn có được những lợi ích của niềm vui được mong đợi?
Làm sao để tránh những nguy cơ
1)
Thông thường, những điều chúng ta theo đuổi không mang lại cho chúng ta điều chúng ta muốn. Dan Gilbert ở đại học Harvard chỉ ra rằng chúng ta rất tệ trong việc dự đoán điều gì sẽ hoặc sẽ không làm chúng ta hạnh phúc và chúng ta thường đánh giá quá cao về mức độ hạnh phúc mà một điều gì đó sẽ đem lại cho chúng ta. Giống như một chú mèo sẽ theo đuổi món đồ chơi của nó nhưng mất hứng thú ngay khi nó chộp được đồ chơi, chúng ta đôi lúc cũng như vậy. Khi chúng ta cuối cùng có được thứ mình muốn: dù nó là trúng số, được lên chức, hoặc tìm thấy công việc hoàn hảo, chúng ta thường không đạt được mức độ hạnh phúc mà chúng ta tin là mình sẽ đạt được. Một số người thích quyến rũ người khác nhưng khi đối tác của họ đã bị họ mê hoặc, họ ngay lập tức mất hứng thú; những người khác thì mua chiếc xe mơ ước và sau đó họ muốn bán nó hoặc hối hận vì đã không chọn mẫu xe khác. Niềm vui được mong đợi của chúng ta đánh lừa chúng ta.
2. Mạo hiểm với sức khoẻ và hạnh phúc
Khi chúng ta không tìm thấy niềm vui mà chúng ta mong đợi, chúng ta thường chuyển sang cuộc theo đuổi tiếp theo...đến vô cùng. Nhiều người sẽ đi từ mối quan hệ này sang mối quan hệ khác, hoặc chiếc xe này sang chiếc xe khác, hoặc ngôi nhà này sang ngôi nhà khác và công việc này sang công việc khác. Trong một số trường hợp, sự theo đuổi điều khiển cuộc sống của chúng ta. Nghiên cứu của Michael Treadway chỉ ra rằng những người bị thúc đẩy làm việc chăm chỉ, nỗ lực hơn cũng phóng thích lượng dopamine lớn hơn trong những khu vực phần thưởng của não bộ. Nhiều người quá thành đạt có xu hướng nghiện việc, là kiểu theo đuổi trá hình. Giả dụ như vậy, kiểu theo đuổi này có thể mang lại những phần thưởng bên ngoài như danh tiếng, sự ghi nhận, tiền hoặc quyền lực. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với một cái giá đắt: kiệt sức, ly dị và những vấn đề sức khoẻ. Mệt mỏi với sự theo đuổi, họ bỏ lỡ nhiều thứ trong cuộc sống của họ, sống trong hiện tại với những người thân, tận hưởng những gì họ có.
3) Bị lợi dụng
Các nhà quảng cáo lợi dụng niềm vui được mong đợi của chúng ta bằng cách nói với chúng ta rằng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu mua hoặc dùng sản phẩm nào đó. Bán hàng, giảm giá và khuyến mãi đặc biệt không có gì hơn ngoài việc lợi dụng niềm vui được mong đợi. Casino và đua ngựa cũng giống như vậy. Bị thúc đẩy bởi niềm vui được mong đợi (điều đó có thể chuyển thành sự nghiện ngập), những người dùng ma tuý để giải trí thường mô tả cơn nghiện của họ như là đang theo đuổi niềm vui được mong đợi đó.
Làm sao để có được những lợi ích
Việc theo đuổi có thể giúp chúng ta đạt được những mục tiêu trong công việc và trong cuộc sống cá nhân của chúng ta. Các nhà tâm lý học tích cực đồng ý rằng có những lợi ích khi có các mục tiêu, đặc biệt khi nói đến những mục tiêu với ý nghĩa. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể làm việc với những ảnh hưởng tích cực của sự yêu thích một cuộc theo đuổi tốt (ví dụ, sẵn sàng làm việc chăm chỉ), mà không mắc phải những nguy cơ có khả năng của nó?
1. Sử dụng niềm vui được mong đợi như một công cụ
Nhận ra tình yêu với sự theo đuổi của bộ não của bạn và sử dụng nó như một công cụ để nuôi dưỡng lòng nhiệt tình và năng lượng bạn cần để hoàn thành những mục tiêu của bạn. Gia tăng niềm vui được mong đợi của bạn bằng cách chờ đợi kết quả cuối cùng của bạn, cho dù đó là sự ghi nhận hoặc tiền lương hoặc niềm vui khi loại bỏ được nó khỏi danh sách những việc cần làm của bạn. Dù nguồn gốc của niềm vui được mong đợi của bạn là gì, hãy dùng nó như một động cơ thúc đẩy nhưng cũng nhớ sống thực tế về sự thật là mục tiêu cuối cùng có thể không mang lại cho bạn niềm vui vô tận mà bạn tưởng tượng.
2. Duy trì sự cân bằng
Học cách duy trì một sự cân bằng. Nếu niềm vui được mong đợi của bạn làm bạn trở nên quá phấn khích, hãy học cách làm bản thân dịu lại (thử những bài tập thở.)
3. Nhớ lại những gì nghiên cứu nói về hạnh phúc đích thực
Các nhà nghiên cứu hạnh phúc đều nhất trí rằng bí mật lớn nhất của hạnh phúc - sau khi bạn đã có đủ thức ăn và chỗ ở - là nằm ở những mối quan hệ và kết nối xã hội. Và quan trọng nhất, nghiên cứu gần đây cho thấy một số trong số những cảm giác thoả mãn sâu sắc nhất không thực sự đến từ việc mua sắm, đạt được hoặc thành công, mà chúng thực sự đến từ việc cho đi.
4. Nguồn gốc của niềm vui có thể nằm bên trong bạn
Nhiều nhà triết học thích thú với quan điểm cho rằng bí mật của hạnh phúc nằm bên trong chúng ta. Nếu bạn nhớ được bất kì điều gì từ bài này, hãy nhớ câu hỏi cuối cùng này với bạn: Nếu bạn đang kích hoạt những khu vực phần thưởng của bộ não của bạn bằng cách nghĩ về hoặc nhìn thấy đối tượng bạn khao khát (trước khi bạn có cơ hội sở hữu nó), thì khi đó nguồn gốc thực sự của niềm vui nằm ở đâu? Chìa khoá của phần thưởng hoặc hạnh phúc có thực sự nằm trong đối tượng hay là nằm trong bạn?
------
Nguồn
How Desire Fools Us: The Benefits and Dangers of The Chase
Desire brings us joy. Learn to harness its benefits while avoiding its dangers.
Published on August 13, 2013 by Emma M. Seppala, Ph.D. in Feeling It
PsychologyToday