Họ chịu khổ với những nỗi đau của mình và căn bệnh ấy cũng đem lại cho họ cái nhìn thiếu thiện cảm của người đời. Nhiều người trong số họ đang đòi quyền được sống với giới tính thật của mình”
Sự “cẩu thả” của bà mụ
Tuổi xuân phơi phới của Bình qua đi trong những đau đớn, tuyệt vọng. Bao chàng trai đến ngỏ lời, Bình đều phải chối bỏ và chạy trốn. Vào cái tuổi căng tràn sức sống của thì con gái, cũng là lúc Bình cảm nhận được sự khác thường trong cơ thể.
Một phần nào đó của người đàn bà có hình dạng của người đàn ông! Sự nhầm lẫn của tạo hóa đã làm lỡ dở cả cuộc đời con gái như Bình… Cho tới tận tháng 12/2007, lúc tròn 35 tuổi Bình mới tới Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám. Nhận kết quả siêu âm của bác sĩ mà Bình không còn muốn tin vào sự éo le này: không có tử cung, không buồng trứngvà không có cả âm đạo. Như vậy, hy vọng
điều trị vô sinh là không còn nữa.
Bác sĩ khám còn cho cô biết, bộ phận sinh dục của Bình lại kết hợp cả nam và nữ. “Tôi chỉ nghĩ mình bị chứng vô kinh chứ không nghĩ bệnh tật lại phức tạp đến thế. Cũng xác định, thôi thì chẳng lấy chồng nữa, ở vậy với mẹ. Nhưng sau bao năm, mẹ tôi vẫn động viên đến bệnh viện khám, vì bản thân tôi cũng muốn có người chia sẻ. Càng nhiều tuổi càng thấy cần lắm một người đàn ông bên mình. Nhưng không ngờ, số phận tôi lại thế này”, nằm trên giường bệnh sau ca mổ năm ngày, ca mổ thành công với sức khỏe tốt nhưng nước mắt Bình cứ òa ra, những dồn nén trong lòng lâu ngày như muốn được giải thoát.
Khi xem ảnh của Bình trước ca mổ, những bức hình chụp lại từng phần cơ thể, cho thấy một cơ thể phụ nữ khỏe mạnh và căng tràn nhựa sống. Bình quê ở huyện Lý Nhân, Hà Nam trong một gia đình nhà nông. Theo như lời cô kể, nhà cũng có một chị gái có hiện tượng vô kinh và cũng phải điều trị dài ngày ở Bệnh viên Phụ sản Trung ương. Suốt thời gian dài, gia đình Bình cũng chỉ mua đông dược điều trị chứng vô kinh cho cô.
Gia đình thì hoàn toàn không hề biết những dị vật về giới tính của Bình. Một cô gái nông thôn suốt ngày cặm cụi bán hàng, may vá không có đủ thông tin về chứng bệnh kỳ lạ đang mang trong người. “Tôi hoàn toàn không biết gì về việc cơ thể thiếu bộ phận cần thiết của người phụ nữ. Chỉ cách đây bốn năm, tình cờ xem phim về vấn đề này, tôi mới nhận thấy cơ thể mình như vậy và đến giờ tôi quyết tâm đi phẫu thuật tạo hình lại”, Bình nói.
Chứng vô kinh khiến Bình chỉ có ham muốn với nữ giới (Ảnh minh họa)
Cơ thể Bình chứa đựng sự mâu thuẫn về giới tính. Qua siêu âm, ngoài những thiếu sót của người phụ nữ thì Bình lại mang thêm hai tinh hoàn và có thêm một đoạn “cái ấy” của người đàn ông. Ca phẫu thuật tạo hình lại thêm phức tạp. Theo các bác sỹ, cơ thể khuyết của bộ phận sinh sản và sinh dục nên việc tạo hình trả lại đúng giới tính là việc cần làm.
Người đàn ông có cả nhũ hoa và “thằng nhỏ”
Những nam giới chẳng may bị thừa kế căn bệnh nữ hóa này thường có biểu hiện ở hai tâm trạng khác nhau. Những người sống ở vùng nông thôn có nhận thức thấp, lại đã ở độ tuổi 40 -50 thì thường lặng lẽ chấp nhận số phận. Nhưng những người trẻ chẳng may bị thừa hưởng căn bệnh này, lại muốn nổi loạn.
Anh Nguyễn Hồng T, 30 tuổi, sống ở chợ Cổ Điền, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội tâm sự: “Người ta được thừa kế sự giàu có, nhà lầu, xe hơi, gen thông minh từ cha mẹ. Còn tôi số chả ra gì thừa hưởng một căn bệnh quái dị, nam chẳng ra nam nữ chẳng ra nữ, có cả “nhũ hoa” lẫn “thằng nhỏ” nhưng hình thù chẳng ra gì.
Tôi đã phải trải lòng một cô gái nhưng không dám ngỏ lời dù biết cô ấy cũng có tình ý với mình. Nhưng chắc chắn là tôi không có phúc được sống trong mái ấm riêng của mình. Và tôi đã phải sống cùng với nó trong nỗi đau khổ từ khi sắp học hết cấp I. Các anh chị khóa trên thường gọi tôi là “ái”. Lúc đầu chưa biết thế nào là “ái” tôi không phản ứng gì. Nhưng khi tôi biết được thì xấu hổ. Hỏi mẹ, mẹ chỉ biết ôm chầm lấy tôi, lặng lẽ gạt nước mắt. Những lúc bức bối tôi chỉ muốn hét thật to, đạp đổ tất cả và phá vỡ mọi thứ”.
Anh Nguyễn Thịnh Y,Tổ 17 Xuân Phương huyện Từ Liêm, Hà Nội nặng nề tâm sự: “Tôi ước gì mình không được sinh ra. Trước đây trong họ nhà tôi cũng có hai người mang căn bệnh này. Nhưng tôi có cảm giác là họ chấp nhận số phận đã an bài do suốt đời chỉ biết sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Còn với tôi, tôi muốn phá bỏ, muốn đập tung tất cả vì phải nén mình bởi căn bệnh chết tiệt này”.
Cô dâu điếng người chạy trốn trong đêm tân hôn
Ông Nguyễn Văn B, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình thì lặng lẽ chút bầu tâm sự : “Trong họ nhà tôi có hai anh em chịu bất hạnh này. Tôi và anh ấy cũng đã từng có mối tình riêng của mình. Nhưng nghe mẹ tôi kể trước đây, ông chú họ cũng mang căn bệnh này, nhưng vẫn lấy vợ. Kết quả là cô dâu đã bị sốc nặng khi chứng kiến “hiện thực thê thảm” của chồng và lập tức chạy trốn trong đêm tân hôn. Nên chúng tôi đều không đủ can đảm để kết hôn rồi làm khổ người mình yêu. Tôi chấp nhận sống độc thân và lấy nhà mình làm chỗ cho bọn trẻ đến chơi cho vui nhà. Nhưng nhiều lúc sự vô tình của chúng cũng khiến tôi đau lòng. Có đứa hỏi: “Sao ông không lấy vợ?” hay “Bác ế rồi à?” hoặc “Kén chọn làm gì hả anh”.
Đồng tính cũng giống như mọi người bình thường, không nên có cái nhìn sai lệch (Ảnh minh họa)
Với thân hình vạm vỡ, nét mặt gân guốc, khỏe khoắn, chắn chắn D sẽ là “niềm mơ ước” của không ít cô gái vậy mà D lại mềm yếu như cô gái yếu liễu đào tơ. D đã khóc lã chã khi kể về mối tình đầu tiên của mình: “Em và anh ấy yêu nhau được hai năm thì anh ấy bỏ em đi lấy vợ. Em đã đau khổ suốt ba tháng liền. Đêm đêm em nhớ anh ấy, không thể nào ngủ được, toàn khóc thôi. Em dậy thắp ba nén nhang, ra sân vái trời cao đất dày, mong trời đất phù hộ, độ trì để anh ấy lại đến với em. Vái trời không được, em quay ra khấn mẹ em… con khổ lắm mẹ ơi… Ban đêm em nằm em không dám trở mình quay về phía mà trước đây có anh ấy. Em sợ cái khoảng trống ấy lắm. Cho đến giờ mười năm trôi qua rồi mà mỗi lần nghĩ tới em cảm thấy như có ai bóp nghẹt tim mình”…
Thạc sĩ tâm lý Đinh Đoàn chia sẻ, thực tế là xã hội đang có những cách nhìn nhận sai lệch, lên án kỳ thị về những người đồng tính. Đa phần trong số họ không phải là những người đáng thương, sinh ra không được may mắn như những người bình thường khác. Những người này hoàn toàn khỏe mạnh, có năng lực thể chất và tinh thần như nhiều người khác. Không ít người là nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học…
Họ cũng đam mê công việc, yêu quý người thân, biết nuôi dạy con cái như bất cứ người cha, người mẹ nào khác. Họ có nhân cách không khác gì mọi người, ngoại trừ xu hướng tình dục của họ. Họ thường có tâm trạng sợ hãi, lo âu đến độ dằn vặt, đau khổ khi phải cho gia đình biết sự thực về mình. Có người lo ngại, nếu tiết lộ gia đình sẽ bỏ rơi nên họ nghĩ thà sống trong bóng tối cả cuộc đời còn hơn là đi ra ánh sáng.
Phẫu thuật để được trở về đúng giới tính
Ở tuổi 27, Thanh Hà quê Nam Định yêu và chuẩn bị kết hôn. Nhưng xét nghiệm nhiễm sắc thể đã làm cô kinh hoàng khi biết mình thực chất là nam giới. Cô đã được phẫu thuật để trở thành một phụ nữ thực sự. Bề ngoài là nữ giới nhưng đến tuổi dậy thì, Hà không có kinh nguyệt và ngực không phát triển. Rồi cũng có bạn trai, nhưng Hà luôn mang một mặc cảm càng lớn dần khi Hà phát hiện “phần dưới” của mình không giống với nữ, có một phần thịt nhô ra và cương cứng mỗi khi cô gần gũi với người yêu. Vì lý do này mà Hà không bao giờ cho người yêu chạm vào thân thể mình. Cô có một người anh song sinh nhưng người này hoàn toàn bình thường và đã lấy vợ.
Năm 1995, Hà được gia đình đưa vào Tp HCM, đến một bệnh viện phụ sản điều trị. Tại đây, bác sĩ phát hiện trong bụng cô có một khối u và chẩn đoán là u buồng trứng. Ca mổ hở đã để lại trên người cô một vết sẹo dài kèm theo một chẩn đoán ung thư. Sau mổ, cô được gửi đi điều trị bằng hóa chất.
Tình yêu đồng giới luôn phải che giấu vì sợ kì thị của mọi người (Ảnh minh họa)
Cùng với thời gian tình cảm của Hà với người bạn trai ngày càng chín muồi và phải tiến tới hôn nhân. Sợ người yêu biết những bất thường của cơ thể mình, cô âm thầm tìm nơi giải quyết. Đầu năm nay, Thanh Hà tìm đến BV Bình Dân và xét nghiệm nhiễm sắc thể cho biết cô là nam. Điều này đã làm Hà sốc thật sự vì cô chỉ muốn mình là nữ. Dưới mắt nhà chuyên môn, trường hợp này được gọi là lưỡng giới giả nam (XY), nhưng biểu hiện bên ngoài là nữ.
Tháng 11 vừa qua, trong chuyến thăm Việt Nam, giáo sự Louis Gooren (hà Lan), chuyên gia nội tiết học hàng đầu châu Âu, đã khám cho Hà và đề nghị cô điều trị nội tiết tố một thời gian trước khi phẫu thuật. Sau đó, cô quay lại bệnh viện để phẫu thuật. Sau đó, các bác sỹ cắt bỏ phần thừa ở bộ phận sinh dục, giữ lại thần kinh cảm giác và tạo hình giống như bộ phận sinh dục nữ.
Theo bác sĩ điều trị cho Hà, đây là lần đầu tiên có trường hợp lưỡng giới giả nam mà hình dáng bên ngoài hoàn toàn là nữ, chỉ trừ một “chút thừa” bên dưới. Cách đây không lâu, BV Bình Dân cũng chữa trị thành công cho một người có “phần dưới” phì đại, nhưng kiểu di truyền lại là nữ, có tử cung và buồng trứng, trong khi Thanh Hà chỉ có âm đạo. Hà tâm sự sau khi được phẫu thuật rằng: tin vào tình yêu thật sự giữa cô và người bạn đời sẽ vượt qua tất cả. Cô hạnh phúc vì đã có được bề ngoài bình thường như bao cô gái khác.
Làm phụ nữ mà không được làm mẹ
Sau nhiều năm kết hôn, chị D, 37 tuổi vẫn không thể sinh con. Tại khoa Hiếm muộn Bệnh viên Từ Dũ, Tp. HCM, sau khi nghe chị kể từ trước tới nay chưa bao giờ có chu kỳ kinh nguyệt, các bác sỹ khuyên đi kiểm tra nhiễm sắc thể giới tính. Nhận được kết quả, chị D hốt hoảng không thể tin mình “vừa là nam, vừa là nữ”, vóc dáng bên ngoài và bộ phận sinh dục hoàn toàn của nữ giới nhưng lại mang nhiễm sắc thể XY. Theo các bác sĩ. Bệnh nhân thuộc dạng lưỡng giới giả nam.
Theo tài liệu y khoa thế giới, sự biệt hóa giới tính bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố, sự biệt hóa tuyến sinh dục và nội tiết tố. Sau khi thụ tinh, giới tính được xác định bằng nhiễm sắc thể sinh dục nữ từ cha mẹ là XX và XY. Thể hình bé trai và bé gái giống nhau ở tuần thứ 7 của thai kỳ. Do đó, nếu thai phát triển thành bé trai thì một gene trên nhiễm sắc thể Y có vai trò biến tuyến sinh dục lưỡng tính thành tinh hoàn. Nhưng nếu là bé gái, sẽ không có gene này, tuyến sinh dục sẽ biệt hóa thành buồng trứng.
Lưỡng giới thường được chia thành hai dạng: thật và giả. Người lưỡng giới thật sẽ mang cả hai bộ nhiễm sắc thể nữ và nam, biểu hiện bộ phận sinh dục bên ngoài thường không rõ ràng là nam hay nữ (nhưng thiên về hướng nam hơn). Với những người lưỡng giới tính giả, sẽ có hai dạng: giả nam và giả nữ.
Lưỡng giới giả nam thực ra là nam giới “chính thống” với bộ nhiễm sắc thể XY nhưng do hormone nam không phát huy tác dụng nên bộ phận sinh dục ngoài nhìn không rõ là nam giới (mà lại giống nữ hơn). Ngược lại, người lưỡng giới giả nữ có bộ nhiễm sắc thể nữ nhưng do tuyến thượng thận bị “lỗi’ hoặc buồng trứng bị hội trứng đa nang đã tiết ra nhiều nội tiết tố nam khiến bộ phận sinh dục phát triển bất thường, có thể trông như dương vật.
Người đồng giới cũng có những khao khát bình thường (Ảnh minh họa)
Chỉnh sửa bộ phận sinh dục
Theo giải thích của các chuyên gia tạo hình, bình thường, sau khi thụ tinh, dưới ảnh hưởng của testosterone do tinh hoàn tiết ra, phôi XY sẽ biến đổi thành nam, còn phôi XX sẽ thành nữ. Nếu phôi XY không chịu tác động của testosterone (do tinh hoàn không tiết ra testosterone hay cơ thể lại thiếu các thụ thể đón nhận chúng) thì dù di truyền là XY, phôi cũng phát triển thành nữ, với bộ phận sinh dục ngoài giống nữ và một chút xíu “vương vấn” nam. Những người như thế được y học gọi là lưỡng giới giả nam với hình dạng bên ngoài và tâm tính là phụ nữ. Chỉ cần chỉnh sửa bộ sinh dục ngoài là vấn đề gần như được giải quyết.
Phẫu thuật như trên không được coi là chuyển đổi giới tính. Chỉ gọi là chuyển giới khi bệnh nhân có yếu tố sinh học (bộ nhiễm sắc thể giới tính, tuyến sinh dục, cơ quan sinh dục ngoài) hoàn toàn bình thường nhưng họ lại cho rằng mình thuộc một giới tính đối lập. Chẳng hạn, cơ thể là nam nhưng họ lại cho mình là nữ và muốn phẫu thuật để thay đổi. Việt Nam là nước có số lượng trẻ mắc bệnh này khá đông. Tại Bệnh viện Nhi TW từ năm 1980 đến nay có gần 400 trường hợp phải xác định lại giới tính. Các nhà khoa học chia bệnh ra từng thể loại bệnh như tăng sản thượng thận bẩm sinh, loạn sản sinh dục, lưỡng tính thật và bệnh do nội tiết tố…
Nhưng tựu trung lại có hai loại bao gồm: giới tính mập mờ và giới tính thật nhưng bị bệnh về tâm lý. Giới tính mập mờ là tình trạng một người trên cùng cơ thể có cả bộ phận sinh dục nam và nữ, khiến khó xác định giới tính cho người đó. Chẳng hạn như đối với người mắc bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh do tuyến thượng thận không biệt hóa được enzyme, cơ thể không tổng hợp được cortisol, ngay từ trong bào thai bộ phận sinh dục ngoài của trẻ gái đã phát triển theo hướng nam hóa, làm cho âm vật phát triển như dương vật.
Bệnh do loạn sản sinh dục
Có nghiên cứu chỉ ra sự “lệch lạc” giới tính có khi do loạn sản sinh dục. Trong thời kỳ bào thai phát triển, các nhiễm sắc thể quy định giới tính X, Y không biệt hóa được; một số trường hợp hỏng hẳn nhiễm sắc thể quy định giới tính nam (Y) nên đứa trẻ sinh ra có hiện tượng lưỡng giới. Có cậu bé sinh ra, nhìn bên ngoài là con trai, song bên trong cơ thể lại tồn tại cả buồng trứng hay di tích bộ phận giới tính của nữ giới. Thậm chí vẫn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Ngược lại, có bé gái ra đời, được khai sinh là nữ, nhưng bên trong cũng có dấu hiệu của bộ phận sinh dục nam.
Cũng không hiếm các trường hợp bị lưỡng tính thật, nghĩa là trên cùng cơ thể có cả bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ, khiến khó xác định giới tính của người đó. Những người bị bệnh này khi trưởng thành có tâm lý đặc biệt. Hoặc là họ không thuộc giới nào, hoặc họ có tâm lý của giới ngược lại với những gì được ghi trong giấy khai sinh. Nghĩa là có người được coi là nam giới, song luôn nghĩ mình là nữ và ngược lại.
PGS. BS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình (BV Xanh Pôn) cho biết, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân là nữ hoàn toàn nhưng bộ phận sinh dục lại “pha trộn”. Như có bệnh nhân tên Kim Anh (quê Quảng Ngãi ) ra khám bệnh với chứng bệnh “ em bé” bị bịt kín bằng một vách ngăn, bên ngoài lại “mọc” thêm “của quý” nhỏ. Sau khi hỏi chuyện và tư vấn để hiểu nguyện vọng của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định cắt cái “đàn ông” và tạo hình lại cái “phụ nữ”. Phương pháp này gọi là tạo hình lại âm đạo.
Nên đi sửa để trở lại làm người bình thường (Ảnh minh họa)
Trong những trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng phương pháp kinh điển tạo hình âm đạo bằng cách ghép da (lấy từ cánh tay hay ở bụng dưới) và tạo đường hầm (tạo âm đạo) bằng khuôn. Đây là kỹ thuật của giáo sư Lansac (Pháp), các bác sĩ sẽ tạo ra một âm đạo (dưới sự kiểm soát của nội soi ổ bụng), đặt vào đó một khuôn định hình, sau bảy ngày thì tháo khuôn và chăm sóc vết mổ cho tới khi lành hẳn. Nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là dễ làm co kéo phần da tạo hình, làm biến dạng âm đạo mới và không có cảm giác.
Trước ca phẫu thuật được tiến hành, một lần nữa kết quả siêu âm cho thấy: Hai tinh hoàn của Bình ở hai bên háng, bị xơ hóa, người bình thường sẽ tưởng là khối hạch háng. Sau ca bóc tách 2 khối này, kết quả sinh thiết khẳng định, đây chính là hai tinh hoàn, kích thước to như người đàn ông trưởng thành.
Theo giải thích của bác sĩ Phương Lan Khoa Phẫu thuật tạo hình (BV Xanh Pôn) người tham gia kíp mổ này, bình thường hai tinh hoàn phải nằm trong bìu, nhưng vì Kim Anh là phụ nữ nên không có bìu để chứa nên xảy ra tình trạng tinh hoàn lạc lối.
Theo PGS.TS Thiết Sơn, có hai loại là hội chứng kháng androgen hoàn toàn và không hoàn toàn, tương đương với hai loại hội chứng tinh hoàn nữ tính hóa hoàn toàn và hội chứng tinh hoàn nữ tính hóa không hoàn toàn. Loại kháng androgen hoàn toàn còn gọi là hội chứng tinh hoàn nữ tính hóa hoàn toàn gặp ở 1/20.000 – 1/64.000 trẻ sơ sinh nam. Bệnh nhân loại này có rối loạn nặng nề cả về số lượng và chất lượng của thụ cảm androgen. Bệnh nhân có kiểu hình là nữ, loạn sản sinh dục, không có âm đạo (như bệnh nhân Bình) hoặc âm đạo cụt, tinh hoàn nằm trong ổ bụng, trong ống bẹn hoặc ở môi lớn, vô kinh nguyên phát và hay gặp thoát vị bẹn trước tuổi dậy thì, phát triển tâm sinh lý hoàn toàn là nữ.
Trường hợp tinh hoàn trong ổ bụng hoặc ở ống bẹn thì nguy cơ bị ung thư hóa rất cao nên cần phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, nhất là trường hợp gây biến chứng thoát vị bẹn. Người nữ dị hợp tử có biểu hiện bình thường nhưng khoảng 20% có hiện tượng chậm kinh. Khoảng 2% nữ thoát vị bẹn là do hội chứng này.
“Với trường hợp của bệnh nhân Kim Anh, sau ca mổ, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, vạt da tạo hình sống tốt, vết mổ liền và khô. Bệnh nhân Kim Anh có thể lấy chồng nhưng không thể có con vì cơ thể còn khuyết thiếu buồng trứng, BS Sơn cho biết.
Các bác sĩ khẳng định, người lưỡng tính không phải là những người đồng tính luyến ái, lưỡng tính luyến ái mà là những người mắc bệnh bẩm sinh thật sự, cần phải được chữa trị.