(Uhm.Vn) - Chúng ta hãy cùng điểm lại những nghiên cứu tâm lý đáng được chú ý trong năm 2010 vừa qua.
Quảng cáo có thể vô hình ảnh hưởng đến lựa chọn của chúng ta
Melanie Dempsey và Andrew Mitchell phát biểu một bài báo gây sự chú ý rất lớn trên tạp chí “nghiên cứu người tiêu dùng”. Họ đưa ra quảng cáo về sản phẩm và để người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm cùng loại. Kết quả là mặc dù sản phẩm được quảng cáo có thương hiệu và chất lượng kém hơn so với các sản phẩm khác nhưng cuối cùng người tiêu dùng vẫn lựa chọn sản phẩm này.
Khi nghỉ ngơi, não bộ làm gì?
Đã có rất nhiều nghiên cứu giả thuyết rằng não nghỉ ngơi khi hoàn hoàn thành các nhiệm vụ được giao Nhưng nghiên cứu gần đây nhất cho thấy não bộ khi “nghỉ ngơi” cũng không hề yên tĩnh mà vẫn hoạt động nhịp nhàng. Điều này chứng tỏ những vùng này có mối liên kết quan trọng với nhau. Trong năm 2010, nghiên cứu về trạng thái “nghỉ ngơi” của não bộ là đáng được quan tâm nhất.
Lợi hại của trò chơi điện tử
Năm 2010, các nhà khoa học tranh luận không ngừng về lợi và hại của trò chơi điện tử (trò chơi thị giác). Nhìn vào ưu điểm, trò chơi thị giác có tác dụng hỗ trợ kỹ năng giúp đỡ, tăng cường khả năng xử lý thị giác. Nhìn từ góc độ không tốt, trò chơi điện tử bạo lực sẽ kích thích thần kinh, dẫn tới sự hiếu chiến, đặc biệt là ở những người muốn giải tỏa áp lực thông qua trò chơi bạo lực. Đặc biệt, ở những trẻ ham mê trò chơi điện tử, kết quả học tập cũng kém hơn.
Ảnh hưởng văn hóa
Thế giới ngày càng giống như một cái thôn nhỏ, mọi quốc gia đều có thể giao lưu với nhau. Hai nhà tâm lý học Lynn Imai và Michele Gelfand phát hiện, trải nghiệm tiếp xúc giữa văn hóa nước này và nước khác sẽ nâng cao khả năng đàm phán của con người.
William Maddux, Hajo Adam và Adam Galinsky lại phát hiện, những người đã từng sống với nền văn hóa khác đồng thời có thể dung nạp văn hóa nước khác thì lại có tính sáng tạo càng cao.
Tiền bạc và vui vẻ
Chúng ta tiêu tốn thời gian cả một đời cho công việc, kiếm tiền, bởi vì chúng ta tin rằng tiền bạc sẽ đem lại vui vẻ. Trong bài viết của Travis Carter và Tom Gilovich chỉ ra, tiêu tiền ở những việc đi trải nghiệm du lịch ở các nước khác hoặc là tham gia vào lớp học nâng cao khả năng của mình thì sẽ vui vẻ hơn là mua ô tô và vàng bạc, đồ quý hiếm.
Ngoài ra, Hrisopher Boyce, Gordon Brown và Simon Moore phát hiện, niềm vui của con người cũng đến từ “trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng ai bằng mình”.